Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì?

Ngày 07/12/2023
Kích thước chữ

Tokophobia hay còn gọi là hội chứng sợ sinh con. Đây là một tình trạng đặc biệt khiến nữ giới lo lắng khi phải mang thai. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hội chứng này.

Sinh con là một thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên lại không ít người lại “sợ mang thai”. Trong y khoa, đây được gọi là hội chứng Tokophobia đặc trưng bởi tình trạng nữ giới cảm thấy lo lắng về việc mang thai. Sau đây là những thông tin cơ bản về hội chứng trên.

Tổng quan về hội chứng sợ sinh con Tokophobia

Nỗi sợ sinh con là một tình trạng sức khỏe liên quan đến vấn đề tâm lý. Trong đó người bệnh rất ám ảnh việc mang thai và sinh nở, thậm chí nhiều người còn quyết định thắt ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn.

Theo các nhà nghiên cứu, những người phụ nữ bị mắc hội chứng sợ sinh con hay còn gọi là Tokophobia sẽ thường bị ám ảnh bởi nhiều yếu tố liên quan đến thai kỳ. Phần lớn trong những người bệnh được khảo sát thường sẽ sợ tay nghề của bác sĩ, nổi đau khi sinh và rủi ro xảy ra với em bé.

Những người mắc hội chứng sợ sinh này thông thường đã và đang gặp phải một số vấn đề về tâm lý trước đó. Có thể là do những ký ức ám ảnh trong quá khứ về một trải nghiệm liên quan đến thai kỳ gây ra nỗi sợ mạn tính. Do đó, việc cải thiện tâm trạng cũng như theo dõi hành động của người bệnh luôn là điều quan trọng.

Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì? 1
Hội chứng sợ sinh con khiến nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý

Nguyên nhân gây ra hội chứng Tokophobia

Theo các khảo sát từ những người mắc hội chứng sợ sinh con, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

Sợ các thủ thuật y khoa

Những người mắc chứng Tokophobia nói chung thường sợ các yếu tố liên quan đến y tế như: Bác sĩ, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, sợ đau, sợ không khí trong bệnh viện. Đa phần vì những đối tượng này trước đây từng là nạn nhân của các tai biến trong y tế. Do đó những rủi ro trong khi sinh nở luôn khiến họ quan ngại.

Trải nghiệm không tốt về lần sinh nở trước đó

Một số đối tượng bị ám ảnh bởi những lần sinh nở trước đó do những cơn đau, do tình trạng trầm cảm sau khi sinh,... Đây là những căng thẳng phổ biến mà không ít nữ giới gặp phải trong và sau thai kỳ.

Bị trầm cảm lo âu

Những người có vấn đề tâm lý lo lắng và trầm cảm thường có nhiều nỗi lo lắng hơn bình thường. Một vài trong số đó có thể phát triển thành việc sợ sinh con hoặc thậm chí là sợ tiếng khóc của trẻ em.

Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì? 2
Trầm cảm lo âu là nguyên nhân gây ra Tokophobia

Tác động tiêu cực từ truyền thông

Không ít trong số các bệnh nhân mắc hội chứng sợ sinh con bị ám ảnh bởi các thông tin từ báo đài, phim ảnh. Hiện nay không ít những bài báo nói về chủ đề tai biến sau khi sinh hoặc đại loại như là những biến cố hậu thai kỳ.

Những thông tin cứ lặp đi lặp lại tạo thành một nỗi lo lắng vô hình ghim sâu vào não bộ của chúng ta hằng ngày. Đây cũng là nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc Tokophobia.

Các triệu chứng bệnh

Tokophobia có những triệu chứng của rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu, ảnh hưởng nhiều khía cạnh của cuộc sống. Các triệu chứng phổ biến của hội chứng sợ sinh con bao gồm:

  • Cảm thấy bất an khi nghĩ về việc mang thai, thậm chí còn sợ hãi quá mức biểu hiện rõ trên khuôn mặt và hành động khi biết mình có thai.
  • Nỗi sợ có thể khởi phát khi tình cờ nhìn thấy một phụ nữ đang mang thai đi trên đường, bắt gặp một cảnh sinh nở trong bộ phim,… Thậm chí khi có người đề cập đến việc sinh nở, người bệnh có thể trở nên kích động và gây ra những mâu thuẫn không đáng có.
  • Luôn tìm cách để kế hoạch hóa gia đình như sử dụng thuốc tránh thai, các biện pháp phòng ngừa. Thậm chí một số người còn can thiệp phẫu thuật để ngừa thai vì tâm lý lo sợ có bầu.
  • Từ chối quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục với bạn đời.
  • Có các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay giật mình giữa đêm.
  • Cảm thấy không hứng thú với bất cứ điều gì trong cuộc sống. Đặc biệt là không có thiện cảm với trẻ nhỏ.
Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì? 3
Cần luôn giám sát phụ nữ mắc chứng sợ sinh con

Mức độ lo lắng, sợ hãi của những người mắc hội chứng sợ sinh con sẽ khác nhau. Cần phát hiện và điều trị sớm để có thể khắc phục được những lo lắng tâm lý.

Những tác hại của hội chứng sợ sinh con

Hội chứng sợ sinh con không gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống như:

  • Quan hệ vợ chồng rạn nứt, khó duy trì lâu dài hôn nhân.
  • Chịu tác dụng phụ của việc lạm dụng các biện pháp tránh thai, chẳng hạn như uống quá nhiều thuốc ngừa thai.
  • Người bệnh hoàn toàn có khả năng mang thai. Tuy nhiên trong thai kỳ lại luôn lo lắng dẫn đến suy giảm sức khỏe đứa bé. Khả năng sảy thai trong trường hợp này cũng cao hơn vì người mẹ thường khá kích động, không kiểm soát được cảm xúc.
  • Chất lượng giấc ngủ bị suy giảm kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.

Điều trị hội chứng Tokophobia như thế nào?

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của Tokophobia hoặc khi người nhà có những triệu chứng đáng ngờ, việc cần làm đầu tiên là tìm đến chuyên gia. Tâm lý nữ giới mắc hội chứng sợ sinh con rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề tâm lý khác. Vì vậy cần phải có phương pháp chẩn đoán và điều trị khoa học. Sau đây là một số liệu pháp thường sử dụng:

Phương pháp tâm lý trị liệu

Đối với hầu hết các chứng “sợ” nói chung, phương pháp tâm lý trị liệu luôn là một trong những chìa khóa không thể thiếu. Bằng những kỹ thuật chuyên môn, các bác sĩ tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về những nỗi sợ hãi của người bệnh và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực hơn.

Một vài liệu pháp tâm lý thường được áp dụng trong quá trình trị Tokophobia như:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với các yếu tố gây sợ hãi trong một môi trường an toàn. Chẳng hạn như cho người Tokophobia xem những hình ảnh của mẹ bầu, tiếp xúc với các mẹ đang mang thai,… Lâu dần nỗi sợ sẽ dần mất đi một cách hiệu quả.
  • Liệu pháp nhận thức và hành vi: Khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi sai lệch của người bệnh. Từ đó tìm ra cách khắc phục nỗi sợ và học cách làm giảm cảm giác sợ hãi một cách khoa học.
Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì? 4
Kiểm soát tâm lý là bước quan trọng để điều trị hội chứng sợ sinh con

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ còn được hướng dẫn về những kỹ thuật thư giãn, kiểm soát cảm xúc mỗi khi lo lắng diễn ra. Đây chính là cách để bệnh nhân có thể sống chung với bệnh và tự mình chữa lành những ám ảnh một cách tự nhiên.

Sử dụng thuốc

Tuy rằng hầu hết các trường hợp mắc chứng sợ có bầu và mang thai đều không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, đối với các trường nỗi sợ có thể quá lớn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý. Đơn giản như việc mất ngủ quá mức làm cơ thể suy kiệt thì việc dùng thuốc có thể được các chuyên gia cân nhắc.

Các loại thuốc sử dụng trong trường hợp này thường là thuốc an thần, thuốc giải lo âu. Tuy nhiên, chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về hội chứng sợ sinh con. Bên cạnh việc tuân thủ tốt các phương pháp điều trị trên thì người bệnh cũng cần phải điều chỉnh lại lối sống. Người thân cũng cần quan tâm và động viên người vợ, người mẹ trong gia đình nhiều hơn. Theo dõi thêm các bài viết mới nhất của Nhà thuốc Long Châu để có kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin