Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ xuất nhiều thay đổi đặc biệt. Trong số đó có thể kể đến, đau ngực. Những thay đổi ở vùng ngực thường xảy ra các triệu chứng như sưng đau và nhạy cảm khi chạm vào. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của chị em. Vậy đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Đau ngực khi mang thai là tình trạng phổ biến thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Trong thời gian này ngực của phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm và căng cứng hơn. Có thể là biểu hiện của quá trình kích thích và thay đổi tuyến sữa của mẹ bầu, vì vậy các mẹ cần chú ý theo dõi những cơn đau ngực trong suốt quá trình mang thai. Vậy đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Nguyên nhân tình trạng đau tức ngực khi mang thai

Các triệu chứng đau tức ở vùng ngực xảy ra khi mang thai là do xảy ra sự thay đổi và mất cân bằng của hormone trong cơ thể mẹ. Đặc biệt là hormone progesterone và estrogen. Đây là khoảng thời gian mà lượng máu dồn về ngực khá nhiều nên mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau nhiều hơn.

Mặc dù có thể coi đây là tình trạng thường gặp nhưng mẹ không nên lơ đãng, bởi đây cũng có thể là dấu hiệu cho một vài bệnh lý nguy hiểm. Đa số những nguyên nhân gây nên tình trạng đau ngực khi mang thai gồm:

Nguyên nhân thông thường

  • Thay đổi kích thước bầu ngực: Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất chính là khuôn ngực. Những thay đổi này làm cho các khớp xương, cơ xung quanh bị đau tức, gây khó chịu.
  • Thay đổi hormone và lượng máu: Khi mang thai, cơ thể sẽ đưa một lượng máu nhiều hơn đến vùng bụng và ngực để nuôi thai nhi. Vì vậy mẹ sẽ cảm nhận từ từ các cơn đau và sự thay đổi trông thấy ở vùng ngực.
  • Sự phát triển của em bé: Càng về những tháng cuối, em bé sẽ bắt đầu lớn dần hơn trong bụng mẹ, điều này làm gia tăng các áp lực lên các bộ phận như cơ hoành, xương sườn, đặc biệt là dạ dày. Từ đó gây nên các vấn đề liên quan đến tiêu hóa và ngực
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên thì các đau tức ở ngực có thể đến từ việc mẹ lo âu, căng thẳng trong khi mang thai. Vì thế mẹ nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, để quá trình mang thai trở nên nhẹ nhàng hơn.
Hỏi đáp: Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết? 1
Đau ngực có thể là biểu hiện thông thường khi mang thai 

Nguyên nhân bệnh lý

Mẹ bầu nên chú ý và mô tả cơn đau của mình để các bác sĩ có thể nắm bắt sớm các dấu hiệu của bệnh lý để kịp thời chữa trị. Một số nguyên nhân từ bệnh lý có thể gây đau ngực cho mẹ bầu:

  • Nhồi máu cơ tim: Nếu các cơn đau thường tập trung ở phía ngực trái, và đi kèm với các cơn đau đầu, khó thở, tê chân tay… Thì rất có thể đây là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường và thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
  • Hội chứng tắc nghẽn mạch máu: Là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn trong tình mạch phổi. Là bệnh lý nguy hiểm được nhiều mẹ quan tâm. Hiện tượng này sẽ dần trở nên xấu hơn khi bạn cố gắng hít thở sâu.
  • Các bệnh lý khác liên quan: Nhận thấy đau tức ở ngực mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh nên của bản thân. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh như các bệnh về phổi, hen suyễn, huyết áp…

Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Đây có lẽ là thắc mắc của nhiều chị em. Thực chất hiện tượng đau tức ngực sẽ phù thuộc vào tùy từng mẹ bầu. Có một số mẹ bầu sẽ xuất cảm giác đau ngực ở ba tháng đầu mang thai và sẽ giảm dần cơn đau ở các tháng về sau hoặc khi nồng độ hormone được ổn định hơn. Hoặc sẽ xuất hiện ở tuần thai thứ 4 đến tuần thứ 6.

Mỗi sản phụ sẽ cảm nhận cơn đau theo các mức độ khác nhau, ở từng thời điểm khác nhau. Nhưng các mẹ cũng nên chú ý và quan sát rõ mức độ đau để có thể trao đổi với bác sĩ để kịp thời phát hiện các bệnh lý khác.

Hỏi đáp: Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết? 2
Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết?

Bị căng tức ngực khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau ngực bình thường

Bên cạnh những cơn đau tức ngực nêu trên, một số các cơn đau khác mà các mẹ bầu có thể gặp phải là:

  • Mệt mỏi, nhức đầu (do thiếu máu hoặc dinh dưỡng để nuôi em bé);
  • Nôn ói, nôn khan;
  • Chảy máu, sưng nướu khi mang thai;
  • Táo bón, khó tiêu;
  • Sưng phù tay chân.
Hỏi đáp: Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết? 3
Các dấu hiệu bình thường đi kèm khi bị đau ngực lúc mang thai 

Đau ngực bất bình thường

Nếu xuất hiện cơn đau ngực cùng với các biểu hiện dưới đây, mẹ cần gặp bác sĩ và trao đổi về tình trạng của bản thân:

  • Đau ngực kèm khó thở, hụt hơi;
  • Đau lan dần xuống cách tay, làm cho người mệt mỏi, bủn rủn;
  • Mờ mắt, hay ngất xỉu;
  • Nhịp tăng, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Đau ngực khi mang thai bao lâu thì hết? Có thế thấy, đau tức ngực khi mang thai có thể kéo dài hoặc ngắn tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu. Nhưng các mẹ vẫn nên hết sức chú ý và thận trọng hơn, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng lạ, mẹ cần hỏi ý kiến tham vấn từ bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý có liên quan. 

Xem thêm: Tức ngực khó thở là bệnh gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.