Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Triệu chứng khó thở hụt hơi: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 29/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đôi khi bạn sẽ gặp phải tình trạng không thể hít thở bình thường kèm theo hụt hơi khi ngủ. Tuy nhiên nhiều người thường chủ quan cho rằng đây chỉ là triệu chứng khi mệt mỏi, căng thẳng quá mức. Nên khi khám, bệnh có thể đã ở mức độ nặng và khó điều trị. Vậy triệu chứng khó thở hụt hơi khi ngủ là do bệnh gì?

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên khó thở hụt hơi khi ngủ thì đây có thể là dấu hiệu bệnh về tim hoặc liên quan đến phổi, cần được xác định nguyên nhân và can thiệp sớm để bệnh tình không tiến triển nặng hơn.

Khó thở là gì?

Khó thở là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Triệu chứng này khiến người bệnh trong tình trạng thiếu oxy, tức ngực, khó thở. Trung bình cứ 4 người khám bệnh hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Tình trạng có thể từ nhẹ đến nặng, thoáng qua hoặc dai dẳng. Do đó việc chẩn đoán cần chính xác thì điều trị mới hiệu quả.

Khó thở lấy hơi lên là bệnh gì bệnh gì?

Phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi tắc nghẽn mãn tính là trường hợp đường thở bị thu hẹp hoặc co thắt khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như ho dai dẳng, ho có đờm, thở khò khè, nặng ngực. Ai cũng có thể mắc bệnh này, tuy nhiên người già và người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 

Triệu chứng khó thở hụt hơi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 1 Các bệnh lý về phổi như viêm phổi, đường thở hẹp, co thắt khiến người bệnh khó thở, hụt hơi

Viêm phổi

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây khó thở và hụt hơi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi là do cơ thể bị virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm đường phổi. Tuỳ theo thời gian vi khuẩn, virus tấn công từ vài ngày đến một tuần mà người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Các dấu hiệu này là do phổi bị nhiễm trùng, đường thở bị sưng và hẹp lại khiến người bệnh khó thở. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như nôn mửa, ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi,...

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở, thở gấp. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp thấp còn có triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu. Một số nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp là do tác dụng của thuốc, mất nước, mang thai,... 

Các bệnh tim mạch

Ngoài các bệnh lý về phổi, khó thở hụt hơi cũng có thể là do các bệnh về tim mạch, đặc biệt là suy tim. Tim và phổi có quan hệ mật thiết với nhau, khi tim gặp vấn đề bất thường thì chức năng của phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu tim bị suy giảm khả năng bơm máu, cơ thể người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thở. Ngoài các biểu hiện khó thở, hụt hơi, người bệnh còn bị đau tức ngực, lên cơn đau tim,… Nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng khó thở hụt hơi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 2 Triệu chứng khó thở hụt hơi có thể là cảnh báo các bệnh lý về tim mạch của cơ thể

Sốc phản vệ

Nguyên nhân của sốc phản vệ là khi cơ thể bị tấn công bởi một số tác nhân dị ứng đặc biệt là nọc độc của một số loại côn trùng hoặc dị ứng với một số loại thuốc. Triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ ngoài khó thở là tiêu chảy và nổi mẩn ngứa, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,...

Ngộ độc khí Carbon Monoxide (CO)

Carbon monoxide không mùi, không màu và không vị, thường tồn tại trong phòng, kín gió và dễ xâm nhập vào cơ thể. Khí này khi vào cơ thể sẽ thay thế oxy trong tế bào máu khiến người bệnh gặp các triệu chứng như khó thở, đau đầu, hít phải lượng lớn khí CO có thể tử vong.

Phương pháp điều trị

Điều trị nguyên nhân bệnh liên quan tim mạch

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở hụt hơi của bạn liên quan đến hệ thống tim mạch, điều đó có nghĩa là tim của bạn quá yếu để bơm đủ lượng máu giàu oxy cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát suy tim và các bệnh tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một máy bơm nhân tạo để hỗ trợ việc bơm máu.

Điều trị nguyên nhân bệnh liên quan phổi

Nếu mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất. Bạn có thể phải thở oxy hoặc thực hiện phục hồi chức năng phổi để giúp phổi của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Triệu chứng khó thở hụt hơi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa 3 Trong trường hợp khó thở hụt hơi nghiêm trọng người bệnh cần sử dụng máy hỗ trợ hô hấp

Điều trị vì lý do tâm lý, thừa cân

Nếu tình trạng thừa cân, lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng hợp lý. 

Phòng ngừa triệu chứng khó thở hụt hơi khi ngủ

Một lối sống lành mạnh không chỉ phòng ngừa triệu chứng khó thở hụt hơi nói riêng mà còn phòng ngừa được các bệnh lý nói chung. Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý như:

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa hàng nghìn chất độc hại là nguyên nhân chủ yêu gây ra các căn bệnh về tim và phổi. Hầu hết các trường hợp ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá.
  • Tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, khói bụi là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh về đường hô hấp. Nếu tính chất công việc phải tiếp xúc với khói bụi và hóa chất, bạn nên dùng các thiết bị bảo hộ thích hợp.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống đủ nước để tăng cường sức khỏe.
  • Nếu mắc các bệnh lý cần dùng thuốc, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe.

Triệu chứng khó thở hụt hơi khi ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về đường hô hấp và tim mạch. Do đó, nếu thấy khó thở bất thường và kéo dài, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Đồng thời kết hợp một lối sống khoa học và ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện triệu chứng và ngăn chặn mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm