Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày là tình trạng thực phẩm sau khi ăn bị dịch vị dạ dày,hoặc axit dạ dày đẩy lên lại phía trên gây cảm giác khó chịu. Áp lực của thực phẩm là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Vậy khi bị trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Bánh mì - món ăn quen thuộc được làm từ bột mì hay được người dân Việt chọn làm bữa ăn sáng. Nhưng với những người bị trào ngược dạ dày thì có nên ăn bánh mì không? Bánh mì có làm kích thích dạ dày tạo ra vấn đề trào ngược gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Tìm hiểu ngay!
Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh tiêu hoá xảy ra phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bình thường thức ăn sau khi xuống thực quản sẽ được đẩy xuống dạ dày sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và dịch vị không trào ngược lên thì với những người bị trào ngược dạ dày, cơ thực quản dưới bị suy giảm chức năng làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của thực phẩm. Từ đó gây trào ngược làm tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản,...
Bên cạnh đó, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống chứa caffein mà bạn thường sử dụng cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Về cơ bản, bánh mì là một thực phẩm chế biến từ hỗn hợp bột mì trộn với nước và được làm chín bằng cách nướng, phổ biến trên toàn thế giới. Bánh mì có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu khác nhau theo từng địa phương.
Mặc dù được bày bán nhiều nhưng với những ai có vấn đề về hệ tiêu hoá lại thắc mắc "Trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không?". Câu trả lời là có.
Vì bánh mì có đặc tính khô, có khả năng hút bớt dịch acid, làm cân bằng môi trường trong dạ dày. Nhờ đó, giảm bớt đi triệu chứng đầy bụng, ợ hơi khó tiêu. Bánh mì trở thành một lớp màng thức ăn bao phủ trong dạ dày gánh chịu những tổn thương ở niêm mạc gây ra bởi axit hạn chế tối đa vấn đề trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ trong bánh mì cũng giúp cho nhu động dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh tối đa hiện tượng thức ăn tồn động gây trào ngược.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn bánh mì nên chọn loại bánh mì ngọt, mềm, không quá khô cứng nếu không sẽ khiến cho bệnh viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài bánh mì, để giảm đi triệu chứng trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo thêm các thực phẩm dưới đây.
Hai loại củ này từ xa xưa được dùng như là những gia vị đặc biệt không thể thiếu trong các món ăn. Nhờ đặc tính chống viêm gừng và nghệ còn được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có trào ngược dạ dày. Gừng có tác dụng làm giảm khả năng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong khi đó nghệ lại giàu curcumin giúp chữa lành những tổn thương trong dạ dày.
Trong đậu và rau củ giàu chất xơ chứa các amino acid cần thiết cho người bị trào ngược. Bạn hãy ngâm các loại đậu khô trước khi nấu rồi sau đó ninh thật nhừ rồi ăn vì một số loại đậu có chứa carbohydrate phức tạp có thể gây ra đầy hơi nếu không được nấu kỹ.
Yến mạch không chỉ là thực phẩm làm đẹp quen thuộc với các chị em mà còn hiệu quả với bệnh nhân trào ngược dạ dày. Yến mạch cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp hấp thu tốt lượng acid dư thừa nhờ hàm lượng chất xơ tự nhiên lớn.
Sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn phong phú, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hóa, trong đó có cả trào ngược dạ dày, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không. Ngoài ra cũng gợi ý một số thực phẩm nên dùng nếu như gặp phải bệnh lý tiêu hoá này. Hãy lựa chọn đúng thực phẩm để giảm cảm giác trào ngược, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.