Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Loãng xương

Loãng xương: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Loãng xương là bệnh làm giảm mật độ và cấu trúc xương, dẫn đến xương yếu và dễ gãy. Gãy xương thường xảy ra ở cột sống, cổ tay và khớp háng. Chúng ta hoàn toàn có thể trau dồi các kiến thức về bệnh loãng xương để hạn chế và làm chậm quá trình loãng xương ở một người, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống trong tương lai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung loãng xương

Loãng xương là một tình trạng y khoa đặc trưng bởi sự suy yếu của xương, khiến xương trở nên giòn và xốp do mật độ xương giảm. Điều này làm cho xương dễ gãy hơn, thậm chí chỉ với những chấn thương nhỏ. Các vị trí gãy xương phổ biến nhất là cột sống, hông và cổ tay.

Loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Theo thời gian, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như đau lưng, giảm chiều cao dần dần hoặc cột sống cong (gù lưng). Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi, do quá trình hình thành và phá hủy xương bị mất cân bằng, dẫn đến việc xương trở nên mỏng dần.

Tìm hiểu thêm: Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?

Triệu chứng loãng xương

Những dấu hiệu của loãng xương

Các dấu hiệu của bệnh loãng xương thường không rõ ràng cho đến khi xảy ra tổn thương xương nghiêm trọng, nhưng một số triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo có thể giúp nhận biết sớm bệnh này:

  • Giảm mật độ xương: Điều này có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi có gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở cột sống, làm xẹp hoặc gãy lún xương, dẫn đến đau lưng cấp, giảm chiều cao và thay đổi dáng đi, chẳng hạn như dáng đi lom khom hoặc gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương: Cảm giác mỏi dọc các xương dài và đau nhức toàn thân như kim chích, đặc biệt là sau khi vận động.
  • Đau tại vùng xương chịu trọng lực: Bao gồm đau âm ỉ kéo dài ở cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, và đầu gối. Cơn đau này thường tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau tại cột sống, thắt lưng, liên sườn: Đau này còn có thể liên quan đến sự ảnh hưởng đến các dây thần kinh như dây thần kinh liên sườn và thần kinh tọa, gây ra đau lưng tăng khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Triệu chứng khác:

  • Giảm chiều cao do sự sụt giảm của xương cột sống.
  • Dáng đi lom khom và gù lưng do sự suy yếu của khung xương.
  • Cảm giác mỏi và đau nhức toàn thân.
  • Khó khăn khi cúi gập hoặc xoay người do đau và cứng xương.

Tình trạng đi kèm: Những người mắc bệnh loãng xương có thể cũng mắc các tình trạng sức khỏe khác như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, và thoái hóa khớp, điều này làm tăng thêm khó khăn trong việc điều trị và quản lý bệnh.

Nhận biết sớm các triệu chứng này và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa có thể giúp phát hiện và điều trị loãng xương hiệu quả, ngăn ngừa gãy xương và cải thiện chất lượng sống.

Hiểu rõ hơn các triệu chứng: Các dấu hiệu loãng xương nặng cần biết

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh loãng xương

Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương tự phát hoặc gãy xương do các tai nạn nhỏ và thậm chí là các hoạt động cần dùng sức không quá nặng nề.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Do loãng xương không có các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo cụ thể, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ ngay khi có bất kỳ bất thường nào về xương khớp.

Loãng xương 4
Cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh loãng xương

Nguyên nhân loãng xương

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương

Các nguyên nhân gây loãng xương có thể bao gồm một loạt các yếu tố, từ sinh lý, lối sống, đến chế độ ăn uống. Nguyên nhân gây loãng xương có thể chia thành hai nhóm chính: không thể thay đổi và có thể thay đổi.

Nguyên nhân không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Rủi ro loãng xương tăng lên theo tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ, đặc biệt là những người mãn kinh trước 45 tuổi hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có nguy cơ cao hơn do sự suy giảm nồng độ estrogen.
  • Kích thước cơ thể: Những phụ nữ gầy và nhỏ người thường có nguy cơ cao hơn.
  • Tiền sử gia đình và cá nhân: Nguy cơ tăng lên nếu có người thân trong gia đình bị loãng xương hoặc bản thân đã từng gãy xương.
  • Chủng tộc: Người da trắng và châu Á có nguy cơ cao hơn.
  • Bệnh lý khác: Bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận và hội chứng Cushing.

Nguyên nhân có thể thay đổi

  • Nồng độ hormone giới tính: Nồng độ estrogen và testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Chế độ ăn uống: Thiếu hụt canxi và vitamin D, cùng với chán ăn tâm thần, làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương chắc khỏe.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng lâu dài corticosteroid và heparin có thể làm giảm mật độ xương.
  • Lối sống: Thói quen ngồi lâu, ít vận động, không tập thể dục và lạm dụng chất kích thích như rượu bia và thuốc lá.
  • Các tác động cụ thể khác: Thiếu canxi trong giai đoạn phát triển và lao động nặng như thường xuyên khuân vác vật nặng cũng góp phần làm tăng nguy cơ.

Các nguyên nhân này không chỉ giúp trong việc phòng ngừa và quản lý loãng xương mà còn trong việc lên kế hoạch điều trị hiệu quả hơn.

Loãng xương 5
Rủi ro loãng xương tăng lên theo độ tuổi
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như tăng nguy cơ gãy xương ở nhiều vị trí như cổ tay, hông xương sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sụp đốt sống, gù lưng, suy giảm sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến tâm lý, lo âu, căng thẳng,...

Xem thêm thông tin: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương có mấy cấp độ?

Cần làm gì để phòng bệnh loãng xương?

Khi nào cần điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc?

Vì sao phụ nữ đễ bị loãng xương hơn nam giới?

Hỏi đáp (0 bình luận)