Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn cách chăm sóc loét tì đè tại nhà

Ngày 29/07/2022
Kích thước chữ

Tổn thương loét tì đè trên da rất dễ lan rộng và ăn sâu nếu người bệnh không được xử trí đúng cách. Chính vì thế, hiểu rõ cách chăm sóc loét tì đè không chỉ giúp người bệnh nhanh hồi phục và còn giảm nguy cơ biến chứng hiệu quả.

Chăm sóc người bị loét tì đè tại nhà không phải là chuyện dễ dàng, nhất là giữa cuộc sống bộn bề và nhiều áp lực như hiện nay. Tổn thương của người bệnh nhanh lành hay không phụ thuộc rất lớn vào kiến thức về bệnh và cách chăm sóc loét tì đè của những người thân trong gia đình. Thế nhưng, thực tế không phải người nhà nào cũng đều có hiểu biết chi tiết về tình trạng tổn thương này để có cách chăm sóc đúng chuẩn, rất nhiều trường hợp tưởng là tốt cho người bệnh nhưng vô tình lại gây ra họa lớn.

Loét do tì đè - Tình trạng phổ biến của người hạn chế vận động

Ở người già, người bi hạn chế vận động hoặc liệt vận động như bệnh nhân sau tai biến, sau tai nạn,... phải nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Lúc này, áp lực sẽ đè lên phần da tiếp xúc với mặt phẳng khác gây ra các tổn thương do ma sát. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa là do áp lực đè lên khiến lượng máu đến nuôi dưỡng tế bào bị thiếu hụt, kết hợp cùng các yếu tố như độ ẩm, cảm giác của người bệnh, cách chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng.

Hướng dẫn cách chăm sóc loét tì đè tại nhà Loét tì đè thường gặp ở người liệt giường

Trong đó, người cao tuổi bị loét tì đè có tỷ lệ cao nhất. Đặc biệt, các yếu tố nguy cơ làm bệnh khó hồi phục hơn như bệnh lý đái tháo đường, tim mạch… Tần suất xuất hiện của các vết loét do tì đè trên lâm sàng dao động từ 3 đến 30%. Thường gặp loét tì đè ở các vị trí như xương cùng cụt, gót chân, mắt cá chân, xương chẩm,... Loét do áp lực đơn thuần thường nhanh hồi phục và không quá nhiều nguy hiểm, tuy nhiên một số biến chứng lại có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh như nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, uốn ván, viêm xương tủy xương… Vết loét tì đè thường hình thành dần dần nhưng tiến triển và lan rộng rất nhanh nếu không được vệ sinh cẩn thận và thực hiện đúng cách chăm sóc loét tì đè.

Biểu hiện của loét tì đè theo từng giai đoạn

Loét tì đè được chia theo giai đoạn tương ứng với mức độ bệnh. Dựa vào việc xác định chính xác các giai đoạn này, bác sĩ sẽ có cách chăm sóc loét tì đè phù hợp cho từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 4 cấp độ loét do tì đè bao gồm:

  • Độ 1: Giai đoạn này vùng da tổn thương chưa xuất hiện vết loét mà chỉ có hồng ban xung quanh, hoặc đám cứng. Vùng da thượng bì có thể đổi màu và không làm trắng được.
  • Độ 2: Tổn thương ăn sâu đến lớp dưới da, hủy hoại một phần thượng bì và xuất hiện hình thái vết loét với đáy khô, không thấy các tổn thương hoại tử.
  • Độ 3: Vết loét ăn sâu đến lớp mỡ dưới da, qua quan sát thấy ít mô hoạt tử màu vàng ở đáy vết loét, có thể nhìn thấy được lớp mỡ.
  • Độ 4: Đây là mức độ nặng nhất khi tổn thương lan rộng đến các tổ chức phần mềm xung quanh như gân, cơ, xương.

Cách chăm sóc loét tì để chuẩn tại nhà

Để vết loét không chuyển nặng, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ , thường bao gồm các loại thuốc kháng sinh, bột xốp, axit tanic, axit boric…, những thuốc này đều cần có kê đơn và hướng dẫn của người có chuyên môn, người nhà không tự ý mua thuốc để điều trị.

Ngoài ra, vấn đề chăm sóc cho người bệnh hàng ngày cũng rất quan trọng. Trước tiên, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra hướng dẫn cách chăm sóc loét tì đè phù hợp nhất. Nhưng nhìn chung cách chăm sóc đều hướng tới các mục tiêu như sau:

Giảm áp lực, ma sát lên vùng da bị tì đè

Nguyên nhân chính gây ra các vết loét là do áp lực kéo dài, do đó cách chăm sóc loét tì đè đơn giản nhất chính là giảm áp lực và ma sát lên phần da tiếp xúc với mặt giường bằng cách thay đổi đệm mềm và thoáng khí hơn. Đồng thời, thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh khoảng 2-3 tiếng 1 lần. Lưu ý, khi di chuyển người bệnh cần thao tác nhẹ nhàng, hạn chế ma sát.

Hướng dẫn cách chăm sóc loét tì đè tại nhà 2 Sử dụng đệm mềm là cách chăm sóc loét tì đè đơn giản nhất

Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày

Người bệnh cần được lau rửa, lau mồ hôi và thay quần áo thường xuyên. Bên cạnh đó cần giữ cho không gian phòng ở thoáng khí, khô ráo tránh ẩm mốc. Đặc biệt, tránh để vùng da tì đè bị ẩm ướt bởi điều này sẽ gây tổn thương biểu bì dễ hình thành vết loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển khiến loét ngày càng nặng hơn. Tình trạng này có thể hình thành do mồ hôi, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc do vết thương chảy nước mà không được vệ sinh cẩn thận. 

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh các cách chăm sóc loét tì đè thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hồi phục của vết loét. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng và kích thích sản sinh tế bào da.

Tăng lưu thông máu 

Hàng ngày, người nhà nên thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng cho người bệnh sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Hướng dẫn cách chăm sóc loét tì đè tại nhà 1 Thường xuyên xoa bóp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu

Đối với những vết loét chảy dịch, khó lành do nhiễm khuẩn, vi nấm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm dung dịch kháng khuẩn chuyên dùng cho vết thương hở.

Để thực hiện tốt những cách chăm sóc loét lì đè nêu trên, đòi hỏi người thân tốn rất nhiều thời gian và công sức trong thời gian dài. Việc điều trị loét tì đè phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc hàng ngày, cách xử trí tổn thương thông qua sử dụng các loại thuốc an toàn và hiệu quả. Trong đó, những sản phẩm có khả năng chống loét do tì đè như Sanyrene 20Ml thường được bác sĩ chỉ định dùng mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách chăm sóc loét tì đè trong bài viết này sẽ giúp việc xử trí tổn thương cho người già khó khăn trong vận động, người bệnh bị liệt sau tai biến không còn khó khăn, vất vả.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin