Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai nạn rắn cắn thường xảy ra vô cùng bất ngờ, nó khiến chúng ta cảm thấy vô cùng lúng túng nếu không biết cách sơ cứu bị rắn cắn. Nếu bạn hoặc người thân
Nếu bạn hoặc người thân không may bị rắn cắn thì hãy thực sự bình tĩnh và tham khảo ngay cách sơ cứu bị rắn cắn sau đây:
Việc xác định rắn độc hay rắn không độc sẽ giúp bạn biết cách sơ cứu một cách nhanh chóng cũng như kịp thời.
Vì là rắn có độc nên sau khi bị rắn cắn nó sẽ gây ra những phản ứng tức thời và nếu không nhanh chóng có cách sơ cứu bị rắn cắn thì chỉ sau vài giờ bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như người cứng lại, đờm nhớt bị ứ đọng, nôn ra máu, mắt bị mờ…Khi nhìn vào vết thương bạn sẽ thấy có 2 vết nanh và mỗi răng thường cách nhau khoảng 5mm.
Thường sẽ không gây nên phản ứng nào cho bệnh nhân và khi nhìn vào vết cắn bạn sẽ không thấy có hình răng nanh. Hai hàng răng của nó chỉ là những dấu chấm đỏ cũng như có hình vòng cung.
Cách sơ cứu bị rắn cắn đúng đắn sẽ khiến cho nọc độc của vết rắn cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Nạn nhân sẽ có đủ thời gian để có thể kịp thời di chuyển tới các cơ sở y tế.
Giúp bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, hạn chế các triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện sớm và có thể hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh.
Thông thường chỗ bị rắn cắn không đau lắm nhưng người bệnh sẽ cảm thấy vị trí đó tê dại và người mệt mỏi vô cùng, cảm giác buồn ngủ tăng cao và muốn nôn, ngất… Mạch nhanh chóng yếu đi, hạ huyết áp, tình trạng khó thở xuất hiện, dần dần người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong chỉ sau vài giờ.
Bước 1: Nhanh chóng băng ép vết thương, đặc biệt là vị trí phía trên vết thương khoảng 3 – 5 cm. Nhanh chóng garo vết thương bằng mọi thứ dây có xung quanh bệnh nhân ngay lúc đó, đặc biệt nếu có thể hay chọn dây bản to để tránh tình trạng bị tổn thương. Bước 2: Nhanh chóng tẩy nọc độc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn và nhanh chóng tới cơ sở y tế để rửa lại với thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%.
Bước 3: Rạch tại chính vị trí bị rắn cắn một hình chữ thập từ da đến cơ cho đến khi chảy máu là được. Rạch với độ dài và rộng khoảng 1 – 2 cm. Nên nhớ phải tiến hành sát trùng trước khi rạch để tránh tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Bước 4: Tiến hành hút máu tại vị trí bệnh nhân bị rắn cắn. Hút máu tới khi nào thấy máu tươi chảy ra là được.
Bước 5: Nhanh chóng rửa lại vết thương và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Nên giúp bệnh nhân bị rắn cắn thoải mái, tránh tình trạng kích động hay hoảng loạn tinh thần.
Cách sơ cứu bị rắn cắn không quá khó khăn nhưng thực sự phải bình tĩnh thì mới mang lại hiệu quả. Bạn nên cân nhắc thật cẩn thận và bình tĩnh khi gặp các tình huống này.
Diệu Linh