Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người sơ cứu ban đầu là đối tượng đưa ra các giải pháp can thiệp đầu tiên để hỗ trợ việc cứu sống nạn nhân. Vậy nên tốc độ phản ứng và tính chính xác trong kỹ thuật sơ cứu của họ sẽ chi phối trực tiếp khả năng sống còn của người gặp nạn.
Khi một người gặp nạn, các chức năng sinh tồn bị đe dọa thì khâu sơ cứu là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu người sơ cứu ban đầu nắm bắt nhanh tình hình, can thiệp đúng thì có thể giúp bệnh nhân vượt qua cửa tử. Ngược lại, nếu thao tác không chính xác thì sẽ làm lỡ mất giai đoạn vàng của người gặp nạn.
Người sơ cứu ban đầu là người thực hiện các kỹ thuật sơ cứu đầu tiên cho người gặp nạn. Thực hiện kỹ thuật sơ cứu ban đầu trên người bị thương, ngất xỉu, đột quỵ,... có thể là bất kỳ ai, từ lính cứu hỏa, cảnh sát, nhân viên y tế hoặc người dân thường đã được học qua phương pháp này.
Khi thực hiện sơ cứu trên nạn nhân, người sơ cứu ban đầu cần ưu tiên lần lượt những điều sau:
Để trở thành người sơ cứu ban đầu giỏi, xử lý tốt và chuyên nghiệp trong mọi tình huống, bạn cần lưu ý đến những điểm quan trọng sau:
Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
Nếu không giữ nổi bình tĩnh khi thấy người gặp nạn, cảm xúc tâm lý của bạn lấn át mọi kỹ năng, khiến khâu xử trí trở nên kém hiệu quả và ảnh hưởng đến cơ hội sống của người bệnh.
Thêm nữa, khi chính bạn còn lo lắng, sợ hãi, run rẩy thì không thể động viên hay trấn an tinh thần của nạn nhân.
Vậy nên hãy rèn khả năng đặc biệt này. Có như vậy bạn mới có thể phán đoán chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn, thao tác chuẩn và xử lý hiệu quả tình huống xảy ra.
Ngoài ra sự bình tĩnh của bạn còn tiếp sức cho người bệnh, giúp họ có thêm nghị lực để đi qua tình huống khó khăn.
Nhận thức đúng về những rủi ro có thể xảy ra với cả bản thân và người gặp nạn
Khi sơ cứu, các rủi ro như va chạm giao thông, lây nhiễm chéo,... là điều không thể loại trừ. Do đó nếu điều kiện cho phép, bạn hãy trang bị thêm đồ bảo hộ. Đặc biệt là tìm đến điểm an toàn trước khi sơ cứu nạn nhân.
Tạo dựng lòng tin với người gặp nạn
Với nạn nhân, họ sẽ không tránh khỏi cảm giác lo sợ trước tình huống đang gặp phải và hoài nghi về chính bạn. Vậy nên hãy giao tiếp mắt thường xuyên, giới thiệu bản thân, giải thích rõ về những điều đang xảy ra và những gì bạn đang thực hiện để họ nắm rõ tình hình và tin tưởng tuyệt đối vào bạn.
Luôn giữ thái độ tôn trọng với nạn nhân, lắng nghe ý kiến và nhu cầu của họ. Nếu những yêu cầu ấy là an toàn thì bạn hãy làm theo. Nếu không an toàn, hãy phân tích rõ yếu tố nguy cơ cho họ biết.
Giải quyết vấn đề nghiêm trọng trước
Nếu nạn nhân gặp đa chấn thương hoặc vừa khó thở, vừa sốt, nổi ban,... thì bạn cần xử lý những dấu hiệu đáng ngại trước. Đặc biệt là những tín hiệu báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống còn của người bệnh như suy hô hấp, ngừng tim, mất máu nặng,...
Ví dụ: Người gặp nạn bị đa chấn thương, chảy máu nhiều ở khu vực cổ tay thì bạn phải tiến hành cầm máu trước, sau đó mới xử lý đến các vấn đề khác.
Gọi cứu trợ
Lưu ý, bạn chỉ đang thực hiện sơ cứu ban đầu, sau đó nạn nhân còn cần đến sự giúp sức của các chuyên gia để được cứu sống. Do đó hãy gọi ngay 115, 112, 113, 114,... sau khi đã hoàn tất việc sơ cứu.
Khi đội cứu hộ đến, họ sẽ thay bạn đảm nhiệm việc chăm sóc, điều trị và hỗ trợ nạn nhân. Lúc này, bạn hãy chia sẻ chi tiết tình huống xảy ra và cách mà bạn tiến hành sơ cứu (cả kỹ năng và việc dùng thuốc nếu có).
Đặc biệt khi sơ cứu, nếu bạn nhận thấy những điểm đặc biệt hay dấu hiệu đáng ngờ nào đó thì cũng cần chia sẻ rõ với bên liên quan để đội cứu hộ có thêm thông tin nhằm đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Khi được yêu cầu hỗ trợ người gặp nạn hoặc người thân của họ, bạn hãy trình bày một cách trung thực và chi tiết. Không nói cho qua, cũng không khuếch đại mọi việc để tránh làm nhiễu, khiến chuyên gia y tế khó nắm bắt, đánh giá sai tình hình hoặc gây hoang mang cho người thân của nạn nhân.
Những thông tin hữu ích và quan trọng cần cung cấp cho cơ quan chức năng bao gồm:
Khi người sơ cứu ban đầu can thiệp đúng cách trong thời gian vàng thì nạn nhân có thể được cứu sống chỉ sau gang tấc. Vậy nên bạn hãy lưu lại những nội dung đặc biệt này để có thể ra tay cứu giúp người gặp nạn trong những tình huống khẩn nhé!
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.