Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà

Ngày 30/03/2022
Kích thước chữ

Bạn đang lo lắng vì chưa biết cách sơ cứu đột quỵ tại nhà? Nếu vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách sơ cứu đột quỵ hiệu quả nhất nhé!

Bệnh nhân đột quỵ tại nhà cần được cấp cứu càng sớm sẽ càng giúp giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ. Trong quá trình chờ cấp cứu thì việc sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách rất quan trọng. Dưới đây là chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về cách sơ cứu đột quỵ tại nhà mời các bạn cùng tham khảo.

Bệnh đột quỵ là gì?

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà 1 Bệnh đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ là tình trạng não bộ tổn thương đột ngột khi dòng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc giảm đi đáng kể. Tình trạng này xảy ra do máu lưu thông trong hệ mạch luôn đem theo oxy và chất dinh dưỡng làm “thức ăn” nuôi não.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là những tổn thương não cấp tính do tắc hoặc vỡ mạch máu. Đột quỵ, tai biến gây ra nhiều hậu quả khó lường cho người bệnh như hôn mê, thương tật hoặc liệt nửa người, thậm chí tử vong. Chỉ khoảng 10% tổng số ca bệnh đột quỵ có thể sống sót không di chứng.

Thời gian tốt nhất để cấp cứu đột quỵ

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà 2 Thời gian tốt nhất để cấp cứu đột quỵ là từ 3 - 6 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện

Đột quỵ não được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau các bệnh về tim mạch và ung thư. Chính bởi sự nguy hiểm chết người mà bệnh gây ra chính là thời điểm người bệnh đột quỵ được phát hiện và cấp cứu rất quan trọng. Theo các chuyên gia cho biết, người bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não nếu được cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ sống sót càng cao và nguy cơ mắc phải các biến chứng càng thấp. Khoảng thời gian tốt nhất để cấp cứu đột quỵ là từ 3 - 6 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện dấu hiệu. 

Quy tắc giúp nhận biết sớm đột quỵ 

Dấu hiệu đột quỵ thường xảy ra rất nhanh và rõ ràng, có thể nhận biết sớm đột quỵ qua 2 quy tắc sau:

Quy tắc FAST

Quy tắc FAST chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của người bệnh đột quỵ gồm:

  • Face: Mặt người bệnh có dấu hiệu khác thường do ảnh hưởng thần kinh như: Không thể cười hoặc cười méo miệng, rối loạn thị lực, có biểu hiện co giật và không thể cử động một bên mặt.
  • Arm: Tay chân người bệnh khó cử động hoặc bị liệt một bên, dễ đánh rơi đồ vật do cầm không chắc.
  • Speech: Người bệnh không kiểm soát được lưỡi nên bệnh nhân thường nói líu lưỡi, khi nói không rõ chữ, không diễn đạt được trọn vẹn câu.
  • Time: Dấu hiệu đột quỵ diễn ra rất nhanh, ngay khi phát hiện bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt cùng với đó là thực hiện biện pháp sơ cứu cho bệnh nhân đúng cách.

Quy tắc BEFASH

Quy tắc này chỉ ra nhóm triệu chứng đặc trưng nhất của người bị đột quỵ não bao gồm:

Đột quỵ yếu, tay chân không kiểm soát được, tê mặt.

  • Nói đỡ, không thể nói chuyện.
  • Chóng mặt, té ngã không có nguyên do.
  • Méo miệng, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn.
  • Đau đầu dữ dội.

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách

Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà 3 Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà hiệu quả nhất

Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà là điều cần thiết, bản thân người thực hiện cần có kiến thức để sơ cứu hiệu quả. Nếu thực hiện sơ cứu sai có thể gây nhồi máu não khiến tổn thương não nghiêm trọng hơn. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng và gây di chứng sau này.

Việc làm đầu tiên sau khi phát hiện người bệnh đột quỵ là cần ngay lập tức gọi người trợ giúp và xe cấp cứu ngay lập tức. Những người có chuyên môn y tế sẽ biết cách sơ cứu nhanh và hiệu quả. Trong thời gian chờ cấp cứu, bạn cần theo dõi sát sao những dấu hiệu và thay đổi bất thường của người bệnh. Thông tin này giúp nhân viên y tế biết cách can thiệp y tế tốt hơn.

Nếu bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nôn mửa, suy giảm ý thức, bạn nên cho người bệnh thay đổi sang tư thế nằm nghiêng an toàn hơn. Đây là tư thế được khuyến cáo trong hồi sức cấp cứu giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân cũng như giảm thiểu các biến chứng gặp phải. Người bị bệnh đột quỵ bị mất ý thức một phần hoặc hoàn toàn, vì vậy nếu nằm ngửa lưỡi có thể tụt xuống họng gây bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn, nằm ngửa sẽ khiến họ dễ hít phải chất nôn gây bít tắc đường thở từ đó gây ra hiện tượng suy hô hấp nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng vẫn thở bình thường, không nôn thì tùy trường hợp bạn có thể giữa nguyên tư thế nằm ngửa hoặc chuyển sang tư thế nằm nghiêng. 

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy cố gắng trò chuyện với bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra, tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn uống hoặc dùng thuốc không có chỉ định cho người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu đột quỵ tại nhà. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ hiệu quả nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin