Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đột quỵ là một tình huống y tế khẩn cấp, đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải được can thiệp nhanh chóng và đúng cách để cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ứng phó chính xác, và những sai lầm trong quá trình xử trí có thể khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.
Hiện nay số ca đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ. Tuy nhiên nhiều quan niệm sai lầm về đột quỵ đã dẫn đến việc người bệnh bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị, gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi xử trí đột quỵ mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp, mời bạn đọc theo dõi:
Khi một người bị đột quỵ, họ thường xuất hiện các triệu chứng như tê liệt tay chân, liệt nửa cơ thể, méo miệng, khó nói, chóng mặt và đau đầu. Nhiều người nhầm lẫn các dấu hiệu này với triệu chứng cảm mạo và sử dụng phương pháp cạo gió để chữa trị. Tuy nhiên, cạo gió không mang lại hiệu quả trong trường hợp đột quỵ, mà còn có thể làm lỡ mất thời gian quý báu cần thiết cho việc điều trị kịp thời.
Thông thường, các gia đình có người thân có tiền sử cao huyết áp hoặc từng bị đột quỵ thường chuẩn bị sẵn một số loại thuốc đông y đắt tiền để dự phòng và sử dụng khi cần. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này không đúng cách trong trường hợp đột quỵ não sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể gây hại. Tâm lý cho rằng uống thuốc sẽ khỏi bệnh khiến nhiều người chủ quan, không đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội điều trị tối ưu.
Châm kim vào đầu ngón tay là một "mẹo" mà nhiều người áp dụng khi gặp người bị đột quỵ. Tuy nhiên, việc châm kim để cho máu chảy ra không giúp cứu người bệnh, mà còn có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là cơn đau do châm kim có thể khiến huyết áp của bệnh nhân tăng cao, làm đột quỵ thêm trầm trọng.
Khi xảy ra trường hợp đột quỵ não nghiêm trọng dẫn đến hôn mê, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Tuy nhiên, nhiều người thường lo ngại rằng việc đưa bệnh nhân đi viện sớm có thể khiến tình trạng tử vong diễn ra nhanh hơn, vì vậy họ chờ cho bệnh nhân ổn định trước. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến việc người bệnh bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời.
Hai vấn đề phổ biến nhất là "thực dưỡng đánh bay đột quỵ" và "tập luyện theo môn phái" để chữa trị đột quỵ. Đã có trường hợp bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân đang điều trị, nhưng họ bỏ thuốc và chuyển sang luyện tập theo phương pháp mới. Sau khi ngừng thuốc được một tuần, bệnh nhân bị ngã quỵ và phải nhập viện lại để tiếp tục điều trị.
Đột quỵ não nhẹ thường có triệu chứng tương tự với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn), khiến nhiều người chữa trị không đúng cách. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, khó nói, ăn uống bị rơi vãi, cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác.
Chủ quan chờ cơ thể tự hồi phục là một sai lầm phổ biến ở những người bị đột quỵ nhẹ, với các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tê bì tay chân hoặc mệt mỏi, nhưng lại cho rằng chỉ cần "nghỉ ngơi, ngủ đủ sẽ khỏe lại". Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể rất nghiêm trọng, và việc đến bệnh viện muộn khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về 7 sai lầm khi xử trí đột quỵ cực kỳ nguy hiểm, việc nhận biết và tránh những sai lầm phổ biến khi xử trí đột quỵ là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Những hành động sai lầm không chỉ làm tăng nguy cơ tử vong mà còn có thể dẫn đến những di chứng nặng nề về sức khỏe.
Do đó, mọi người cần nâng cao nhận thức về triệu chứng và cách xử trí đột quỵ đúng đắn, từ đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.