Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vớ y khoa là một trong những trợ thủ đắc lực không thể thiếu trong quá trình điều trị các chứng bệnh về giãn tĩnh mạch. Vậy bạn đã biết sử dụng, cách mang vớ y khoa chưa?
Cùng tìm hiểu cách mang vớ y khoa nhé!
Vớ y khoa là một loại vớ đặc biệt chuyên được sử dụng trong y tế, tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang vớ từ chân đến đùi hoặc đầu gối.
Nguyên lý hoạt động của vớ y khoa là giúp tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên. Vớ y khoa được sản xuất nhằm mục đích phục vụ và hỗ trợ điều trị cho chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Vớ y khoa có công dụng như thế nào?
Vớ y khoa được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân.
Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Chọn kích cỡ vớ như thế nào?
Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân của mình nên chọn những loại vớ y khoa như thế nào cho hợp.
Thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là:
Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bạn phải chú ý bạn tăng hay giảm cân và sự thay đổi tình trạng phù, phải đổi vớ kích thước khác.
Cách sử dụng vớ y khoa
Bạn phải mang vớ suốt ngày, mọi ngày, và bỏ ra ban đêm. Nếu bạn không thể chịu đựng mang vớ suốt ngày thì lúc đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.
Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây huyết khối.
Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày.
Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt...
Cách mang vớ y khoa
Cách mang vớ y khoa 1:
Cách mang vớ y khoa 2:
Cách bảo quản – giặt vớ y khoa
Móng tay, nhẫn và đồ trang sức đeo tay có thể gây vết xước làm hỏng vớ. Tháo bỏ đồ trang sức, không dùng móng tay kéo vớ, dùng mặt trong bàn tay mềm mại để mang vớ. Có thể sử dụng găng tay cao su nếu móng tay bạn dài.
Hãy chắc chắn rằng đôi vớ của bạn đã sẵn sàng cho ngày mới, được giặt sạch và khô ráo. Bạn nên giặt vớ bằng tay và sử dụng bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt.
Nên giặt vớ mỗi ngày. Nên giặt riêng vớ, không giặt chung với các loại đồ khác. Nên dùng loại xà bông thường hoặc bột giặt càng ít chất tẩy càng tốt, nên giặt vớ bằng tay.
Chú ý:
Không dùng nước tẩy trắng javen vì sẽ làm mau hư vớ. Phơi vớ trong bóng râm chỗ thoáng mát, hoặc để dưới quạt trong vài tiếng đồng hồ vớ sẽ khô. Không được làm khô vớ bằng cách hơ trên lửa, để lên vật dụng nóng hoặc dùng bàn ủi vì sẽ làm chảy vớ.
Nắm cách mang vớ y khoa sẽ giúp việc điều trị suy giảm tĩnh mạch được hiệu quả. Bạn nên nhớ theo quy trình 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.