Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giãn tĩnh mạch hậu môn là gì? Mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ

Ngày 08/09/2024
Kích thước chữ

Bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn thực chất là một loại bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được thăm khám và khắc phục sớm, bệnh sẽ trở nặng và gây khó khăn cho việc chữa trị, tốn kém nhiều hơn.

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn có thể dẫn đến những tình trạng như đau rát, ngứa ngáy hậu môn và tệ hơn là chảy máu khi đi đại tiện. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cá nhân thường ngày cũng như gây mất thẩm mỹ cho cơ thể. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì và làm cách nào để khắc phục nó? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là khi các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng bị giãn nở quá mức, dẫn đến việc tĩnh mạch yếu đi và hoạt động không hiệu quả. Khi hậu môn mắc tình trạng giãn tĩnh mạch thường sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Các tĩnh mạch ở hậu môn bị xoắn lại và sưng phồng, các tĩnh mạch này sau đó sẽ xuất hiện thành từng búi, được gọi là búi trĩ. Bệnh trĩ được phân thành 3 loại, bao gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Cách để phân biệt 3 loại bệnh này là:

  • Trĩ nội: Các búi tĩnh mạch nằm bên trong trực tràng là vị trí nơi trĩ nội hình thành. Khi các búi trĩ to lên, trĩ nội sẽ gây chảy máu và các búi trĩ có thể bị lồi ra ngoài hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Hình thành ở các tính mạch xung quanh vùng hậu môn. Trĩ ngoại gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng và đau rát do máu bị dồn ứ lại bên trong búi trĩ, tạo thành những cục máu đông.
  • Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là tình trạng trĩ nội và trĩ ngoại cùng xảy ra vào một thời điểm. Việc điều trị trĩ hỗn hợp sẽ khó khăn và tốn kém hơn so với trĩ nội và trĩ ngoại.
Giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì? Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ có mối liên hệ như thế nào? 1
Bệnh trĩ được phân thành 3 loại, bao gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ cũng được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Hậu môn ngứa ngáy, bị đau rát sau khi đi đại tiện.
  • Giai đoạn 2: Chảy máu khi đi đại tiện, hậu môn ngứa, đau rát và ẩm ướt vùng xung quanh, búi trĩ sa ra ngoài.
  • Giai đoạn 3: Tĩnh mạch trĩ sa ra ngoài, phình to gây vướng víu và khó chịu, đi đại tiện ra máu.
  • Giai đoạn 4: Búi trĩ sa quá mức ra khỏi hậu môn, vỡ búi trĩ gây viêm loét, đau đớn và xuất huyết nặng.

Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch hậu môn là gì?

Các tĩnh mạch thường có van một chiều để lưu thông máu về tim. Khi các van này chịu áp lực nhiều hoặc bị suy yếu, máu sẽ trở lại và đọng lại trong các tĩnh mạch. Điều này khiến cho các tĩnh mạch phình to lên và trở nên sưng phồng. Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở hậu môn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khi các tĩnh mạch trực tràng rộng ra do các tĩnh mạch giãn và sưng to. 

Suy giãn tĩnh mạch có xu hướng di truyền. Việc ngồi hoặc đứng thời gian dài trong một tư thế khiến các tĩnh mạch buộc phải làm việc nhiều hơn để bơm máu về tim. Từ đó dẫn đến sưng, giãn tĩnh mạch và có thể làm tình trạng bệnh trĩ trở nên tệ hơn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy, rặn mạnh khi đi đại tiện làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch và ứ đọng máu.
  • Chế độ ăn thiếu hoặc ít chất xơ.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Những người có tính chất lao động phải đứng nhiều hoặc phải lao động nặng cũng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Mắc khối u vùng trực tràng hoặc u tử cung, u thai.
Giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì? Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ có mối liên hệ như thế nào? 2
Bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Cách khắc phục tình trạng suy giãn tĩnh mạch hậu môn

Khi phát hiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hậu môn, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được điều trị nhanh nhất có thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài điều sau để khắc phục tình trạng trĩ do suy giãn tĩnh mạch:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, tránh ăn những đồ cay nóng, uống nhiều nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Vận động nhiều hơn: Bạn nên tập thể dục thường xuyên và tránh ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu với một tư thế.
  • Sử dụng thuốc: Bạn có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm bớt tình trạng đau rát, ngứa ngáy. Trước khi dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.
  • Can thiệp y tế: Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được hỗ trợ với những phương pháp y tế phù hợp, an toàn cho sức khỏe hơn.
Giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì? Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ có mối liên hệ như thế nào? 3
Bạn nên ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón

Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ có mối liên hệ như thế nào?

Một nghiên cứu của Thư Viện Y Khoa Mỹ chỉ ra rằng với gần 5.620 người, 50% bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch hậu môn có triệu chứng trĩ cấp. Khi giãn tĩnh mạch hình thành trong trực tràng và gặp các yếu tố nguy cơ, nó sẽ dẫn đến các tình trạng như chảy máu, đau và sa trĩ. Đây là cách bệnh trĩ được hình thành. Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nhưng không phải tất cả các trường hợp suy giãn tĩnh mạch hậu môn đều dẫn đến bệnh trĩ và ngược lại.

Giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì? Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và bệnh trĩ có mối liên hệ như thế nào? 4
Giãn tĩnh mạch hình thành trong trực tràng sẽ dẫn đến các tình trạng như chảy máu , đau và sa trĩ

Trên đây là những thông tin bạn nên biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch hậu môn và mối liên hệ giữa nó với bệnh trĩ. Nếu phát hiện dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, bạn nên sớm thăm khám với chuyên gia để được hỗ trợ điều trị nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin