Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng bệnh lý nhiều người mắc phải. Bệnh có thể gây ra các ảnh hưởng ở mức độ khác nhau với sức khỏe và có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bạn đã biết những thông tin gì về căn bệnh này?

Có đến hơn 25% người Việt trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra với các mức độ khác nhau và gây ra những hậu quả sức khỏe khác nhau. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta đều nên có những hiểu biết nhất định về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là những mạch máu đưa máu từ các mô cơ thể trở lại tim để lấy lại oxy và dưỡng chất. Chức năng chính của tĩnh mạch là đảm bảo sự lưu thông trơn tru và hiệu quả của dòng máu. Tĩnh mạch có ở khắp cơ thể nhưng tĩnh mạch nằm dưới tim và xa tim nhất là tĩnh mạch chi dưới hay tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch hay suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến, thường gặp nhất ở tĩnh mạch ở chân. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch bị giãn nở và suy yếu và không thể hoạt động bình thường. Khi đó, máu không thể lưu thông từ chân về tim một cách hiệu quả, dẫn đến máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được triệu chứng nặng ở chân, sưng chân, đau mỏi ở chân. Cách nhận biết suy giãn tĩnh mạch rõ nhất là quan sát trên chân bạn sẽ thấy những tĩnh mạch nổi rõ, xoắn ngoằn ngoèo nổi dưới da.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra với tĩnh mạch chân

Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Giãn tĩnh mạch do di truyền

Đây thường được biết đến là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh này, nhất là thế hệ cha mẹ, thì con cái của họ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác. Yếu tố di truyền này có thể khiến cấu trúc của các van tĩnh mạch bị yếu ngay từ khi họ sinh ra khiến chúng hoạt động kém hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch do tuổi tác và lão hóa

Cơ thể con người không thể chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Theo thời gian và tuổi tác, các mao mạch cũng như van tĩnh mạch sẽ giảm độ bền, độ đàn hồi, độ liên kết và tính linh hoạt. Điều này khiến chúng không thể đóng lại hoàn toàn khiến máu bị ứ đọng gây giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch do thay đổi hormone

Cũng có nhiều trường hợp sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến sự linh hoạt của mao mạch và van tĩnh mạch. Thay đổi hormone có thể xảy ra trong thai kỳ, khi phụ nữ dùng thuốc chống thai, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh… Vào những thời điểm này, họ cũng có nguy cơ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn.

Cân nặng và lối sống

Thừa cân béo phì cũng có thể là nguyên nhân làm tĩnh mạch bị suy giãn. Ở người thừa cân, luôn có sự tích tụ mỡ trong cơ thể khiến hệ thống tĩnh mạch bị chịu áp lực. Điều này làm giảm khả năng lưu thông máu từ chi dưới về tim. Bên cạnh đó, những người ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài cũng có thể tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2
Nguyên nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mỗi người có thể khác nhau

Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Người làm những công việc đặc thù phải đứng nhiều, ngồi nhiều, người từng mắc bệnh viêm tĩnh mạch cơ nội, tĩnh mạch sâu, từng phẫu thuật trị liệu tĩnh mạch,...

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm thế nào?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thế nào và nguy hiểm ra sao?

  • Triệu chứng khó chịu thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm tĩnh mạch là cảm giác ngứa, đau, khó chịu ở chân, bàn chân. Khả năng di chuyển, sinh hoạt, làm việc hàng ngày của họ sẽ bị giảm sút.
  • Tĩnh mạch suy yếu không thể đẩy máu về tim hiệu quả, khiến máu và chất lỏng tích tụ ở chân gây phù chân. Một số bệnh nhân còn gặp tình trạng chân bầm với biểu hiện là da ở chân và bàn chân dày hơn bình thường đồng thời trở nên sạm đen.
  • Ở vùng cổ chân và bàn chân của người bệnh có thể xuất hiện các vết loét da. Các vết loét này có thể gây nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
  • Suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch - một trong các biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi có sự viêm và tắc nghẽn ở vùng tĩnh mạch, gây đau, sưng và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ phát triển các huyết khối máu sẽ cao hơn. Đây là những huyết khối máu cơ hội, có thể di chuyển lên phổi gây hội chứng phổi phối hợp - PE khá nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chắc chắn ảnh hưởng tâm lý người bệnh một cách nghiêm trọng. Vì thế, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng bị giảm sút đáng kể.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3
Chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch kịp thời rất quan trọng

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ra sao?

Một trong số những vấn đề mà người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch quan tâm hàng đầu là suy giãn tĩnh mạch có chữa khỏi được không? Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc uống. Nhóm thuốc này có chứa các phần tử hoạt động như Diosmin và Hesperidin. Chúng có tác dụng củng cố và làm chặn sự giãn nở của các tĩnh mạch. Một số loại thuốc bôi ngoài da dạng gel hoặc kem chứa các hoạt chất như troxerutin cũng được bác sĩ chỉ định. Một trong những sản phẩm được dùng khá phổ biến là gel Varicare Medicosh có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.

Phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch cũng có thể cần đến các liệu pháp điều trị nâng cao như: Phẫu thuật bằng laser để loại bỏ các tĩnh mạch suy giảm chức năng, cải thiện lưu thông máu…

Thay đổi lối sống và chủ động áp dụng các biện pháp tự chăm sóc cũng là việc bắt buộc bệnh nhân cần thực hiện. Hoạt động thường xuyên và vừa sức, quản lý cân nặng, dùng vớ y khoa để cải thiện lưu thông máu, nâng cao chân khi nằm… là những việc bệnh nhân cần lưu ý.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4
Điều trị suy giãn tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên theo dõi triệu chứng và thăm khám thường xuyên. Nếu có các triệu chứng sưng đau, da đổi màu, họ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm. Dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin