Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nổi mạch máu đỏ ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 09/07/2024
Kích thước chữ

Không ít người đang gặp phải tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này, thay vì lo lắng, bạn nên dành ít phút đọc bài viết này để tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Nổi mạch máu đỏ ở chân là một vấn đề thường gặp, đặc biệt ở những người lớn tuổi hoặc những người phải đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân là rất cần thiết.

Nguyên nhân nổi mạch máu đỏ ở chân

Có những người bị nổi gân tím ở chân nhưng có những người bị nổi mạch máu đỏ ở chân. Nguyên nhân về cơ bản giống nhau và thường là:

Yếu tố di truyền

Di truyền đóng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân. Nếu trong gia đình có người bị nổi mạch máu đỏ, khả năng các thế hệ sau cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. 

Ngoài ra, cấu trúc tĩnh mạch yếu cũng là một yếu tố có liên quan đến gen di truyền. Những người có cấu trúc tĩnh mạch yếu dễ bị giãn nở và nổi rõ hơn nên ở chân họ cũng thường nổi mạch máu đỏ hoặc tím rất dễ nhìn thấy.

Lối sống và công việc gây nổi mạch máu đỏ ở chân

Lối sống và tính chất công việc hàng ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến việc nổi mạch máu đỏ ở chân. Các công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên bán hàng, giáo viên, hoặc nhân viên văn phòng khiến áp lực lên tĩnh mạch chân tăng cao. Khi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, máu khó lưu thông trở lại tim, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu và giãn tĩnh mạch. Thiếu vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng. Khi không vận động đủ, sự lưu thông máu giảm đi, tăng nguy cơ nổi mạch máu đỏ ở chân.

Nổi mạch máu đỏ ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1
Mỗi người có thể bị nổi mạch máu đỏ ở chân vì những nguyên nhân khác nhau

Các bệnh lý gây nổi mạch máu đỏ ở chân

Các bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giãn mao mạch và nổi mạch máu. Khi tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả, máu bị ứ đọng trong chân, tạo áp lực lên thành mạch và làm chúng giãn ra. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị nổi mạch máu đỏ do sự thay đổi nội tiết và áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch chân. Cuối cùng, tình trạng béo phì, thừa cân cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân, gây ra sự giãn nở và nổi rõ các mạch máu.

Triệu chứng nổi mạch máu đỏ ở chân tiến triển thế nào?

Triệu chứng ban đầu mà người bệnh nhận ra chính là những mạch máu nhỏ màu đỏ nổi mờ trên da chân. Hiện tượng này chưa gây cảm giác khó chịu trong hầu hết trường hợp. Nhưng cũng có những bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được cảm giác nặng chân, mỏi chân vào cuối ngày.

Triệu chứng tiến triển dần với những đường tĩnh mạch hiện rõ trên chân và cảm giác châm chích, ngứa râm ran hay đau nhức ở chân bắt đầu xuất hiện mỗi khi đứng hoặc ngồi lâu. Cùng với đó, bệnh nhân có thể bị sưng chân cuối ngày, ở vị trí có mạch máu nổi cảm giác ngứa, rát, khó chịu nhiều hơn.

Nổi mạch máu đỏ ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2
Nhận biết sớm các triệu chứng và biến chứng của rất quan trọng

Nếu các triệu chứng trên không được điều trị kịp thời, tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng phổ biến là viêm tĩnh mạch, gây đau, đỏ và sưng ở khu vực bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp nặng, nổi mạch máu đỏ có thể dẫn đến loét da do da bị tổn thương không lành. Biến chứng này gây ra nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị, và có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng nếu vết loét không được chăm sóc đúng cách.

Cách điều trị nổi mạch máu đỏ ở chân

Khi xuất hiện nhiều mạch máu đỏ ở chân và chưa có triệu chứng, bạn nên bắt đầu việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Tăng cường vận động là yếu tố hàng đầu, trong đó đi bộ và tập thể dục đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch và ngăn ngừa sự ứ đọng máu. 

Ngoài ra, đối với những người thừa cân, việc giảm cân cũng là một biện pháp hữu hiệu. Giảm cân không chỉ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch.

Việc đi khám chuyên khoa khi thấy nổi mạch máu đỏ ở chân cũng rất quan trọng. Bác sĩ có thể phát hiện biểu hiện sớm của suy giãn tĩnh mạch qua thăm khám và qua các kết quả xét nghiệm cần thiết. Khi đã nhận biết suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh dùng vớ ý khoa để cải thiện lưu thông máu và giảm sưng ở chân. Vớ y khoa được thiết kế để tạo áp lực nhẹ nhàng lên tĩnh mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn về phía tim.

Nổi mạch máu đỏ ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3
Chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể và sự tư vấn của bác sĩ

Nếu các biện pháp thay đổi lối sống và sử dụng vớ y khoa không mang lại hiệu quả mong muốn, người bệnh có thể cần đến các phương pháp điều trị y tế chuyên sâu hơn như:

  • Sclerotherapy - tiêm một chất xơ vào tĩnh mạch bị giãn để làm chúng co lại và biến mất dần theo thời gian.
  • Sử dụng tia laser để làm co tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn thường được thực hiện khi các phương pháp trên không hiệu quả.

Phòng ngừa và kiểm soát tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân

Nếu chưa từng bị nổi mạch máu đỏ ở chân, tốt nhất chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Còn nếu đang bị ở mức độ nhẹ, bạn cũng nên áp dụng ngay cách kiểm soát để tình trạng nổi mạch máu đỏ không tiến triển nặng. Một số việc nên làm để phòng ngừa tình trạng nổi mạch máu đỏ ở chân:

  • Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Khi công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi lâu, người ta nên nghỉ ngơi thường xuyên, di chuyển xung quanh mỗi giờ một lần để tăng lưu thông máu. Tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát nổi mạch máu đỏ.
  • Chăm sóc chân đúng cách cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong việc phòng ngừa nổi mạch máu đỏ. Massage chân thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng cho tĩnh mạch.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp duy trì cân nặng hợp lý và cung cấp đủ dưỡng chất cho mạch máu. Chế độ ăn nên giàu chất xơ, vitamin C và bioflavonoids, giúp tăng cường sức bền của tĩnh mạch và giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch.
Nổi mạch máu đỏ ở chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4
Kiểm tra sức khỏe định kỳ phát hiện bất thường ở chân

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa nổi mạch máu đỏ ở chân. Thăm khám bác sĩ định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích về lối sống, dinh dưỡng và các biện pháp phòng ngừa khác dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin