Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số người gặp tình trạng nổi gân tím ở chân, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây tâm lý lo lắng. Thay vì hoang mang, tốt nhất chúng ta nên dành ít phút để tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.
Nổi gân tím ở chân là tình trạng không hiếm gặp và đặc biệt gặp nhiều ở nhóm đối tượng người lớn tuổi, người phải làm những công việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều. Gân tím nổi lên nhiều ở chân trước hết ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi chưa gây ra triệu chứng khó chịu. Nhưng sau đó, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng chân bị nổi gân tím.
Các nguyên nhân gây nổi gân màu tím ở chân khá đa dạng, từ nguyên nhân di truyền đến lối sống và các bệnh lý khác nhau. Cụ thể là:
Ngoài những nguyên nhân trên, nhiều người thường lo lắng đến những bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch chân. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi chân nổi nhiều gân tím có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như:
Nổi gân tím ở chân không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: Loét tĩnh mạch chân, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm tĩnh mạch… Vì vậy, chúng ta cần nhận biết tình trạng chân nổi gân tím càng sớm càng tốt.
Để có thể sớm nhận biết tình trạng nổi gân tím trên chân và kiểm soát các vấn đề sức khỏe liên quan một cách kịp thời, trước hết chúng ta cần nắm rõ biểu hiện và triệu chứng. Một số triệu chứng thường gặp nhất ở tình trạng này như:
Ở giai đoạn đầu, người bệnh không cảm nhận được triệu chứng rõ ràng. Thậm chí khi những gân tím xuất hiện ở phía sau chân họ còn không thể tự nhận ra mà biết qua sự phát hiện của người khác. Lúc này, trên da người bệnh sẽ có những đường gân xanh hoặc tím, kích cỡ nhỏ, chưa lồi hẳn lên bề mặt da, nhất là khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Người bệnh không cảm thấy khó chịu hay đau đớn, vấn đề thẩm mỹ cũng chưa khiến họ bận lòng. Ở giai đoạn này, hầu hết mọi người đều cho rằng những đường gân này sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi tình trạng nổi gân tiến triển nặng hơn, triệu chứng bệnh bắt đầu rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Những đường gân lớn dần, đậm màu, nổi gỗ rõ lên bề mặt da. Người bệnh cảm thấy chân nặng nề hơn, có thể xuất hiện cảm giác đau nhức, nhất là khi ngồi hay đứng quá lâu. Đôi khi, họ sẽ bị sưng phù chân, nóng rát ở chân hay chuột rút. Càng về cuối ngày hay sau khi đi đứng, hoạt động nhiều, các triệu chứng lại càng rõ.
Nổi gân tím ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe hay bệnh lý liên quan nào đó. Vì vậy, khi thấy gân tím nổi trong một thời gian nhất định mà không phải do chấn thương, có thể xuất hiện cùng với những triệu chứng khác, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phát hiện các bệnh lý liên quan sớm (nếu có). Ngoài ra, một số biện pháp dưới đây cần được áp dụng sớm để kiểm soát tình trạng này:
Tóm lại, nổi gân tím ở chân có thể chưa gây ra triệu chứng khó chịu nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng không nên chủ quan khi thấy xuất hiện các đường gân tím bất thường trên chân dù chúng còn nhỏ và chưa gây khó chịu hay đau đớn. Nếu thấy nổi gân tím đi kèm các biểu hiện sức khỏe bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để tìm ra chính xác nguyên nhân.
Xem thêm: Điều trị viêm gân bằng sóng xung kích có những lợi ích gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.