Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân độ tuổi 30 tuổi trở lên, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm nhiều hơn nam. Vậy, nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là do đâu?
Mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, người bệnh có thể gặp phải rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Nhận biết nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu còn chưa biết nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ tuần hoàn, được cấu tạo bởi hệ thống van một chiều giúp cho máu chảy một chiều từ đường tĩnh mạch cho tới tim. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý rất phổ biến và không còn quá xa lạ với mỗi người, bệnh có liên quan mật thiết đến sức khỏe hệ tim mạch. Theo các số liệu thống kê, có tới 75 - 80% bệnh nhân không hề biết mình bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Thực chất, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra và nổi lên trên bề mặt da, hệ thống van lúc này đã xảy ra vấn đề, tạo nên áp lực lớn khiến cho sự lưu thông máu về tim bị rối loạn và chảy theo chiều ngược lại. Các áp lực này tác động lên tĩnh mạch, khiến cho tĩnh mạch chi dưới bị nổi lên. Bệnh thường xuất hiện khi hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương hoặc khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường diễn ra âm thầm và không gây ra bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt hay làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân có thể bị chảy máu chân, loét chân không lành và nguy hiểm nhất là hoại tử chi dưới.
Ai cũng có thể bị mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đặc biệt, nếu thuộc một trong những đối tượng sau đây, bạn sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn như:
Ngoài ra, theo như lý thuyết thì suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay. Thế nhưng trên thực tế thì số ca mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới vẫn phổ biến hơn do hệ thống tĩnh mạch chi dưới phức tạp hơn, dài hơn và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong số đó, bệnh do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên là nguyên nhân chủ yếu. Vì một số lý do mà các van này có thể bị tổn thương:
Nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Giúp người bệnh có thể khỏi bệnh một cách dứt điểm.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra bất cứ triệu chứng khó chịu nào, nếu có thì chỉ là cảm giác khó chịu nhưng rất nhẹ và cảm thấy nặng ở chân. Vùng da bị suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên nóng và ngứa hơn những vùng da bình thường. Vào cuối ngày, các triệu chứng càng trở nên tệ hơn, đặc biệt là sau khi người bệnh phải đứng trong một thời gian dài.
Với các trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ thấy chân dễ bị mỏi khi đứng lâu, còn nếu ngồi trong một khoảng thời gian dài thì có thể bị phù nhẹ, có cảm giác như kiến bò hoặc kim châm chích trên bắp chân, người bệnh cũng hay bị chuột rút ban đêm,... Khi bệnh đã nặng hơn thì những dấu hiệu bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn. Các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch đã bắt đầu xuất hiện lên trên bề mặt da giống như mạng nhện. Đặc biệt hơn, chúng có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi, lý do là bởi khi cơ thể nghỉ ngơi, tĩnh mạch không bị giãn nở nhiều. Do đó mà người bệnh ít chú ý đến các dấu hiệu và dễ dàng bỏ qua chúng.
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau đây, người bệnh nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt:
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học mà việc chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới không còn quá khó khăn. Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ra bệnh lý này.
Để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số phương pháp như sau:
Ngoài ra, nếu như bệnh đã quá nặng và không đáp ứng với những phương pháp điều trị trên đây thì các bác sĩ có thể sẽ cân nhắc thực hiện phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch cho bệnh nhân với tỷ lệ thành công đến 95%.
Là bệnh lý tương đối phổ biến thế nhưng suy giãn tĩnh mạch chi dưới vẫn chưa được mọi người chú ý và quan tâm đến bệnh đúng cách. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh có thể tự cải thiện nếu người bệnh điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh đã trở nặng hơn, người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.