Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là việc làm hết sức quan trọng. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng hồi phục tổn thương hậu phẫu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp người bệnh và thân nhân có thêm kiến thức chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà an toàn, hiệu quả cao.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết mổ cũng như sức khỏe bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cho người bệnh xuất viện sau một khoảng thời gian thích hợp. Đây cũng là thời điểm vết mổ cần được chăm sóc đúng cách để tránh bị nhiễm trùng, không gây biến chứng, nhanh lành và hạn chế tối đa để lại sẹo.
Các vết thương sau mổ thường được băng kín nhằm bảo vệ vết thương và hạn chế va chạm. Thay băng mới không chỉ đảm bảo vệ sinh cho vết mổ mà còn là hình thức giúp hạn chế tình trạng mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ. Bạn cần tuân thủ cách băng bó vết thương đúng chuẩn y khoa và một số lưu ý sau:
Thực hiện tháo và thay băng vết thương sau mổ tại nhà đúng cách
Là bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của quá trình chăm sóc vết mổ hậu phẫu tại nhà. Vết mổ cần được rửa và vệ sinh đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tránh tổn thương mô và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
Khi vệ sinh và rửa vết mổ cần lưu ý:
Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết mổ, người chăm sóc sẽ đắp thuốc cho bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ và băng kín vết mổ bằng gạc hay băng keo y tế.
Lưu ý: Không tự ý dùng các thuốc không được chỉ định để bôi vào vết mổ. Điều này không những gia tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn khiến vết thương càng lâu hồi phục.
Bước chăm sóc này chỉ nên áp dụng khi vết mổ không còn chảy dịch và đã khô se lại. Theo các chuyên gia, kem dưỡng có độ ẩm phù hợp sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn hẳn. Bạn nên chọn sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên như: Tràm trà, lô hội… vừa dưỡng ẩm an toàn vừa có tác dụng kích thích liền da nhanh chóng.
Cần chú ý bước làm ẩm vết mổ để giúp vết thương nhanh bình phục
Tự ý rắc thuốc vào vết mổ dễ tạo nên một lớp màng cứng khiến vết thương bị bít tắc và không thông thoáng. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí phát triển ở bên trong. Mặt khác, thuốc rắc chỉ có tác dụng trên bề mặt chứ không thể thẩm thấu sâu vào da. Bên cạnh đó, lạm dụng kháng sinh bừa bãi trên vết thương còn gây nguy cơ dị ứng, kháng thuốc.
Việc đánh giá tình trạng vết thương với các yếu tố như: Loại vết thương, tình trạng chảy dịch nhiều hay ít, hiện trạng các mô xung quanh… sẽ giúp bạn chọn lựa được loại băng gạc phù hợp nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại băng gạc y tế khác nhau. Trong đó, băng gạc Urgosterile là sản phẩm được tin dùng và cực kỳ phù hợp với các vết thương sau phẫu thuật, chấn thương kể cả những vết thương có kích thước lớn. Loại băng gạc vô trùng này không chỉ giúp bảo vệ vết thương hiệu quả mà còn có cách sử dụng đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều loại băng gạc khác.
Không chỉ vậy, băng Urgosterile còn có các ưu điểm như: Bám dính tốt, thoáng khí, khả năng thấm hút cao hỗ trợ giúp vết thương luôn khô thoáng và mau lành hơn.
Lựa chọn băng gạc phù hợp để băng vết thương sau khi mổ
Các nguyên liệu có khả năng sát khuẩn tốt như: Nha đam, lá trà xanh, lá trầu không… được dân gian lưu truyền với khả năng làm sạch và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này chưa được chứng minh về hiệu quả cụ thể. Mặt khác, việc sử dụng không đúng cách còn khiến vết mổ bị nhiễm trùng, gây tổn thương các mô và thậm chí là hoại tử.
Trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân tránh để nước dính lên vết mổ. Sau khi được sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân có thể tắm rửa nhẹ nhàng ở những ngày tiếp theo. Tuy nhiên cần lưu ý: Tắm nhanh chóng với nước ấm, băng vết mổ bằng gạc chống thấm, không tác động mạnh và không dùng vòi hoa sen trực tiếp lên vết mổ.
Sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu người bệnh nên tập cử động và đi lại ngay trong ngày đầu tiên nếu có thể. Tuy nhiên để tránh là di lệch vết mổ, bung chỉ khâu hoặc bung băng dán cần vận động nhẹ nhàng.
Bên cạnh nghỉ ngơi hợp lý, người bệnh sau phẫu thuật cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để giúp vết mổ nhanh lành và cơ thể sớm hồi phục. Nên ăn các món ăn lỏng, bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc, sữa chua... để giảm nhiễm trùng và nhanh hồi phục sức khỏe. Đồng thời, hạn chế các thức uống có cồn, các loại thịt đỏ, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống… nhằm tránh gây mưng mủ, sẹo lồi hay các nguy cơ dị ứng.
Quan sát vết thương sau mổ mỗi ngày nếu có dấu hiệu bất thường nên thăm khám ngay
Cần chú ý quan sát tình trạng vết mổ và liên hệ ngay với bác sĩ trong các trường hợp sau:
Cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật thường rất yếu, cần được quan tâm chăm sóc, đặc biệt là chú ý đến vết mổ để tránh nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người nhà bệnh nhân cần nắm rõ các bước cũng như lưu ý khi chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà trên đây để giúp người bệnh mau chóng hồi phục, sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...