Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấu cháo cua cho bé trong thời gian ăn dặm là lựa chọn của nhiều bà mẹ bởi cua là thực phẩm giàu canxi. Cháo cua ngon giàu dưỡng chất có ích cho sự phát triển xương, răng, hệ tiêu hoá và não bộ của bé. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn chưa biết làm thế nào để nấu được món cháo cua cho bé ngon, giữ trọn dinh dưỡng mà không bị tanh? Hãy để nhà thuốc Long Châu hướng dẫn nhé!
Thực tế cháo cua cho bé không phải là món ăn khó nấu mà lại siêu bổ dưỡng. Cua có lượng protein và canxi cao hơn hẳn so với những loại thức ăn khác rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Chỉ cần nắm được một số bí quyết các mẹ sẽ có ngay món cháo cua siêu ngon đảm bảo bé đòi ăn ngay.
Cua là một món ăn dinh dưỡng dù nhiều mẹ muốn nấu nhưng lại sợ con bị dị ứng, khó tiêu. Với câu hỏi trẻ từ mấy tháng có thể ăn được cua, các chuyên gia dinh dưỡng đã có câu trả lời như sau: từ 9 tháng trở lên trẻ mới có thể ăn được cua đồng. Bởi lúc này hệ tiêu hoá của bé mới phát triển, có thể hấp thụ được thực phẩm giàu protein mà không sợ các vấn đề như rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đầy hơi,...
Với trẻ từ 9 - 12 tháng mỗi bữa có thể ăn 20 - 30g cua đồng nấu với bột hoặc cháo, mỗi tuần có thể ăn 2 - 3 lần. Sau một tuổi mẹ có thể tăng gấp đôi số lượng trên mỗi khẩu phần ăn và số buổi ăn trong tuần cho bé.
Đến giai đoạn 6 tháng ngoài sữa mẹ trẻ cần được bổ sung thêm nhiều vitamin và dưỡng chất từ các thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa,... Trong đó cua đồng là một trong những lựa chọn được nhiều mẹ ưu tiên bởi trong 100g cua đồng có chứa 12.3g protid, 2g glucid và 8.9g calo, 3.3 lipid. Ngoài ra còn chứa vitamin B2, B1, PP, sắt, muối khoáng, photpho và một lượng lớn canxi tốt cho sự phát triển thể trạng của bé.
Để có món cháo cua cho bé siêu ngon, giai đoạn sơ chế cần được làm kỹ và đúng cách, không bị tanh. Rửa thật nhiều nước, dùng bàn chải chà ngoài lớp vỏ để làm sạch cua khỏi bùn đất sau khi mua về. Sau khi đã rửa sạch, tách phần mai và yếm rồi gỡ gạch cua để riêng. Với phần thân cua hãy ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút nhằm loại bỏ hoàn toàn chất bẩn hay giun sán (nếu có), tránh trường hợp giun sán thường gặp ở trẻ. Cuối cùng xay nhuyễn phần thân, lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt.
Khi nấu cháo cua cho bé mẹ có thể kết hợp với các loại rau như mồng tơi, rau ngót, rau dền, bí đỏ, đậu xanh,… theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu: bí đỏ, gạch cua, nước cua đã lọc, gạo, gia vị cho bé.
Cách làm:
Nguyên liệu: nước cua đã lọc, gạch cua, mướp, rau mồng tơi, gạo, hành tím, gia vị cho bé.
Cách làm:
Nguyên liệu: nước cua đã lọc, gạch cua, rau dền đỏ, gạo, gia vị cho bé.
Cách làm:
Qua những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu hy vọng mẹ có thể tự tin nấu món cháo cua cho bé bổ sung vào thực đơn ăn dặm hằng ngày. Ngoài ra, hãy đảm bảo lựa cua còn sống tránh trường hợp axit amin histidine tham gia tổng hợp protein bị biến đổi thành chất độc gây dị ứng khiến bé đau đầu, đau bụng và cũng đừng để cua trong tủ đông rồi nấu dần bởi sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến tiêu hoá của con.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.