Hoa cúc và kỷ tử từ lâu đã được sử dụng nhiều trong Đông y để giúp mang lại nhiều hiệu quả trị bệnh khác nhau. Khi kết hợp pha trà bạn sẽ có một thức uống thơm ngon cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần thoải mái và còn có nhiều tác dụng khác.
Công dụng của kỷ tử với sức khỏe
Kỷ tử là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, có tên khoa học là Lycium barbarum, đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc hàng ngàn năm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỷ tử có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Sau đây là một số công dụng của kỷ tử với sức khỏe:
- Tăng cường miễn dịch: Kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, khoáng chất và axit amin, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Kỷ tử có khả năng giảm mức đường huyết và cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, các hợp chất trong kỷ tử có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và oxy hóa.
- Bảo vệ thị lực: Kỷ tử chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bao gồm zeaxanthin và lutein, hai chất có khả năng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ ánh sáng mặt trời và bảo vệ thị lực.
- Tăng cường chức năng não: Kỷ tử có thể giúp tăng cường chức năng não bằng cách tăng cường tuần hoàn máu và giảm stress oxy hóa trong não. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi già như: Bệnh Alzheimer và Parkinson.
- Giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ: Kỷ tử có chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp giảm mệt mỏi, tăng cường năng lượng và cải thiện giấc ngủ.
Kỷ tử là dược liệu được đánh giá cao với nhiều tác dụng với sức khỏe con người
Tác dụng của hoa cúc với sức khỏe
Hoa cúc là một loại thảo dược được sử dụng trong y học truyền thống và cũng được nghiên cứu về tính chất chữa bệnh của nó. Dưới đây là một số công dụng của hoa cúc với sức khỏe:
- Giảm đau và kháng viêm: Hoa cúc có tính chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên, có thể giúp giảm đau trong các trường hợp đau đầu, đau bụng, đau cơ, đau khớp, đau lưng và đau răng.
- Giảm mất ngủ và lo âu: Hoa cúc có tác dụng làm dịu thần kinh, từ đó giúp giảm mất ngủ và lo âu.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Hoa cúc có tính chất lợi tiểu và có thể giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó tiêu, như đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Giống như kỷ tử, hoa cúc cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể hạn chế bị mắc một số căn bệnh phổ biến.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hoa cúc có thể giúp giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Giống như kỷ tử, hoa cúc cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe
Cách pha trà kỷ tử và hoa cúc
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau mà lợi ích mang lại của chúng không bị ảnh hưởng. Để có một ly trà tròn vị thơm ngon và giúp nâng cao sức khỏe mỗi ngày, bạn có thể thực hiện theo công thức sau:
Nguyên liệu:
- Hoa cúc khô: Từ 3 - 4 bông;
- Kỷ tử: 5 - 6 hạt;
- Đường nâu hoặc mật ong;
- 350ml nước nóng.
Cách thực hiện:
- Cho hoa cúc khô và kỷ tử vào tách trà.
- Đổ 1/2 cốc nước sôi vào tách và lắc nhẹ để làm sạch và tráng trà.
- Đổ nước sôi vào tách trà, đậy nắp và chờ trong 3 - 5 phút để trà hấp thụ hoa vị và mùi thơm.
- Thêm lá trà bạc hà tươi hoặc khô để tạo thêm hương vị mát mẻ.
- Trà hoa cúc kỷ tử có thể được sử dụng đến 3 lần bằng cách thêm nước sôi mới sau khi uống hết.
- Nếu uống lạnh, lọc bỏ bã trà và làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng.
- Để tạo thêm hương vị ngọt mát, bạn có thể thêm đường vào tách trà.
Không quá khó để bạn có được một tách trà kỷ tử và hoa cúc để nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Thói quen uống trà kỷ tử còn giúp bạn thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng sau một ngày dài mệt mỏi.
Cách pha trà kỷ tử và hoa cúc thơm ngon nâng cao sức khỏe
Chú ý khi uống trà kỷ tử và hoa cúc
Tuy tốt cho sức khỏe là thể, nhưng vẫn có một số lưu ý mà bạn phải tuân thủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hoa cúc và kỷ tử có vị khá đắng. Do đó, hạn chế sử dụng quá nhiều hoa cúc mỗi lần pha trà. Thay vào đó, bạn có thể điều chỉnh số lượng bông phù hợp với khẩu vị của gia đình.
- Như đã đề cập trước đó, hoa cúc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Việc ngâm trà quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này và trà cũng sẽ có vị đắng. Do đó, bạn chỉ nên ngâm trà từ 2 - 3 phút theo hướng dẫn để có được tách trà thơm ngon đúng vị.
- Đường phèn là lựa chọn tốt hơn đường cát để kết hợp với trà hoa cúc kỷ tử. Với vị ngọt thanh và dịu mát hơn, đường phèn sẽ mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Kết hợp với đường phèn, trà hoa cúc kỷ tử sẽ mang đến cảm giác giải nhiệt mùa hè thật tuyệt vời.
- Trà hoa cúc kỷ tử khi được uống nóng hoặc lạnh đều mang lại hương vị thơm ngon đặc trưng. Nếu bạn thích uống lạnh, hãy để bình trà trong tủ lạnh và dùng dần thay vì cho đá vào ly trà. Bởi trà hoa cúc khi pha chung với đá sẽ mất đi hương vị và trở nên nhạt nhoà.
Chú ý khi uống trà kỷ tử và hoa cúc để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Uống trà là một nét văn hóa đẹp đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hi vọng với công thức sau khi áp dụng bạn sẽ có một tách trà kỷ tử và hoa cúc thơm ngon để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho mình và gia đình mỗi ngày.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn