Gãy xương cánh tay nói chung hay gãy thân xương cánh tay nói riêng đều là chấn thương liên quan đến xương khớp vùng cánh tay, có thể do có tác động lực mạnh một cách đột ngột hoặc tai nạn bất ngờ gây nên. Vậy cần sơ cứu gãy xương cánh tay như thế nào? Gãy xương cánh tay có nguy hiểm không?
Nguyên nhân và phân loại gãy xương cánh tay
Trước khi đến với hướng dẫn cách sơ cứu khi bị gãy xương cánh tay, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng giúp bạn xác định được phần nào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Trường hợp thường gặp nhất khi nói đến gãy xương cánh tay là gãy phần thân xương cánh tay. Đây là vùng xương từ cơ ngực lớn đến vùng trên lồi cầu cánh tay, có nhiệm vụ quan trọng và cũng là vùng xương dễ gãy khi chịu tác động mạnh.
Gãy xương cánh tay được chia thành nhiều dạng khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến gãy thân xương cánh tay có thể do tác động lực trực tiếp hoặc té ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc tai nạn khi tham gia giao thông,... Một số nguyên nhân gián tiếp như gãy xương cánh tay do co cơ, té chống khuỷu tay gây gãy,... cũng khá phổ biến.
Về phân loại, gãy thân xương cánh tay được chia làm các dạng chính sau đây:
- Gãy xương đơn giản: Trong loại này, tùy vào tình trạng xương gãy sẽ được chia tiếp thành các dạng khác như gãy xoắn, gãy chéo, gãy ngang.
- Gãy xương cánh tay có mãnh thứ 3: Loại này cũng được chia làm 2 dạng nhỏ hơn, chi tiết hơn, gồm có gãy mãnh thứ 3 có xoắn và gãy thành đoạn.
- Gãy xương dạng phức tạp: Đây là tình trạng gãy xương tương đối phức tạp, được chia thành gãy xoắn phức tạp và gãy đoạn. Vậy gãy xương cánh tay có nguy hiểm không? Điều này sẽ được bật mí với những thông tin tiếp sau đây, bạn nhé.
Ngoài cách phân loại nêu trên, gãy thân xương cánh tay còn có thể được chia thành các loại là gãy xương kín và gãy xương hở. Việc phân loại sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn, giúp bác sĩ xác định đúng tình trạng gãy xương thông qua các chẩn đoán, xét nghiệm thông thường.
Cách chẩn đoán gãy xương cánh tay
Việc chẩn đoán, nhận biết tình trạng gãy xương cánh tay đóng vai trò quan trọng đối với việc sơ cứu gãy xương cánh tay. Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở cánh tay, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác, từ đó có bước sơ cứu tạm thời, ngăn xương di lệch.
Chẩn đoán gãy xương cánh tay gồm có những quy trình như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Việc chẩn đoán lâm sàng đóng vai trò quan trọng. Bác sĩ có thể nắn nhẹ chỗ bị thương để xác định một cách dễ dàng xương có bị di lệch hay không, chi có bị biến dạng hay không thông qua tiếng kêu lạo xạo ở xương hoặc những cử động bất thường ở cánh tay.
Tuy nhiên, chẩn đoán lâm sàng không mấy có hiệu quả với những trường hợp gãy xương cánh tay không di lệch hoặc chỉ bị di lệch ít, không đáng kể. Khi này, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác hơn.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Phương pháp phổ biến nhất là chụp X-quang vùng bị thương để thấy được những biến đổi về xương, tình trạng gãy xương cụ thể, gãy xương cánh tay có nguy hiểm không. Khi thực hiện chụp X-quang, bệnh nhân cần chụp cả 2 bình diện thẳng và nghiêng để đảm bảo không bỏ sót vùng xương nào cần kiểm tra.
Chẩn đoán gãy xương cánh tay qua phương pháp X-quang
Sơ cứu gãy xương cánh tay như thế nào?
Quá trình sơ cứu gãy xương cánh tay có ảnh hưởng nhất định đến việc điều trị sau đó, chính vì vậy, ngay khi nhận thấy cánh tay có bất thường, bạn cần sơ cứu gãy xương cánh tay, sau đó đến bệnh viện để được xử lý vết thương kỹ càng hơn.
Theo các chuyên gia, sơ cứu xương cánh tay đúng cách sẽ giúp xương hạn chế tối đa di lệch trong quá trình di chuyển đến bệnh viện sau đó, giảm cảm giác đau đớn cho nạn nhân cũng như giúp xương cố định tại vị trí nhất định, hỗ trợ cho quá trình nắn xương, bó bột hoặc phẫu thuật (nếu cần) sau đó. Sơ cứu gãy xương cánh tay được chia làm 2 trường hợp cụ thể như sau:
Sơ cứu gãy xương cánh tay trường hợp gấp được khớp khuỷu
Nếu nạn nhân bị gãy xương cánh tay như khớp khuỷu tay vẫn gấp được, bạn thực hiện sơ cứu gãy xương cánh tay theo hướng dẫn sau đây, giúp nạn nhân giảm thiểu nguy hiểm.
- Đặt cánh tay nghi bị gãy sát vào thân nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay ở trạng thái co.
- Đặt 2 nẹp từ trong hố nách đến khuỷu tay của nạn nhân và tiến hành nẹp cố định xương cánh tay.
- Buộc cố định nẹp.
Trường hợp gãy xương cẳng tay, cần đặt cẳng tay nạn nhân sát với thân người, vuông góc với cánh tay và lòng bàn tay trong trạng thái ngửa ra rồi tiến hành nẹp từ trong lòng bàn tay đến khuỷu tay, cố định bằng dây nẹp.
Sơ cứu gãy xương cánh tay trường hợp không thể gấp khuỷu tay lại
Ở trường hợp này, người thực hiện sơ cứu gãy xương cánh tay không nên cố gắng sử dụng sức lực mạnh để gấp khuỷu tay của nạn nhân lại vì có thể gây chấn thương nặng hơn kèm với cảm giác đau đớn vô cùng.
Cần sơ cứu gãy xương cánh tay kịp thời trước khi đến bệnh viện
Thay vào đó, hãy hướng dẫn nạn nhân bình tĩnh, sử dụng tay không bị thương để đỡ cánh tay bị gãy, giữ cố định tại một vị trí. Tiếp đến, đặt một miếng đệm dài, kẹp giữa cánh tay bị thương và thân người nạn nhân, buộc cố định cánh tay gãy vào cơ thể với dây buộc, có thể buộc vào cổ bạn nhân để cố định. Trường hợp ngoại lệ có thể buộc quanh ngực hoặc quanh cánh tay.
Sau khi tiến hành sơ cứu gãy xương cánh tay hoàn chỉnh, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương, chẩn đoán tổn thương mô mềm và tiến hành điều trị, cố định xương gãy với các phương pháp chuyên dụng.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết cách sơ cứu gãy xương cánh tay đúng cách, hiệu quả và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường ở cánh tay say tai nạn, té ngã, bạn cần đi khám sớm, tránh để lại nhiều biến chứng không mong muốn nhé.
Xem thêm: Gãy xương tay còn làm được việc nặng được không?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp