Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Nắn chỉnh xương khớp có an toàn không?

Ngày 30/03/2023
Kích thước chữ

Kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp ngày càng trở nên phổ biến hơn hiện nay, đặc biệt là ở các khu vực phát triển như Hoa Kỳ hay Châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Vậy nắn chỉnh xương khớp có an toàn không?

Nắn chỉnh xương khớp được cho là có thể giải quyết nhiều vấn đề xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bằng chứng khoa học để khẳng định điều này.

Nắn chỉnh xương khớp là gì?

Nắn chỉnh xương khớp hay còn gọi là phương pháp chiropractic, đây là một phương pháp thực hành bằng tay để tác động và chăm sóc khớp xương của bạn. Nắn chỉnh xương khớp là một phương pháp điều trị tích cực không sử dụng thuốc, phù hợp cho nhiều tình trạng bệnh lý cột sống không cần phẫu thuật.

Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất hiện nay trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh lý cột sống. Nắn chỉnh xương khớp tập trung vào cột sống, các khớp và sự kết nối của cột sống với hệ thần kinh. Bác sĩ điều trị sử dụng tay hoặc các dụng cụ, thiết bị chỉnh hình để điều chỉnh xương khớp của bệnh nhân, phục hồi chức năng khớp để chúng có thể hoạt động linh hoạt trở lại.

Phương pháp này yêu cầu người thực hiện kỹ thuật là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc người có chuyên môn sâu về sức khỏe xương khớp. Khi được thực hành đúng cách, nắn khớp xương có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng cơ học của vùng xương bị tổn thương.

Nắn chỉnh xương khớp là gì? Kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp có an toàn không?
Nắn chỉnh xương khớp chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn

Nắn chỉnh xương khớp hoạt động như thế nào?

Các dây thần kinh cột sống bắt đầu ở các đốt sống bên dưới cổ và kết thúc ở xương cùng của mỗi người. Đây là hệ thần kinh hoàn thiện và quan trọng nhất của con người. Nó bao gồm nhiều dây thần kinh chạy khắp cơ thể, bắt nguồn từ não và tỏa ra các cơ quan dọc theo tủy sống, còn được gọi là hệ thống thần kinh trung ương.

Phần còn lại gọi là hệ thần kinh ngoại vi, chịu trách nhiệm điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể. Nếu đốt sống bị lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh đi qua nó, gây nhiễu tín hiệu truyền qua dây thần kinh cột sống, gây đau nhức khó chịu và các triệu chứng bệnh lý do tổn thương gây ra.

Dựa trên các nguyên tắc trên kết hợp với sự hiểu biết về hệ thống cơ xương của con người, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ nắn chỉnh xương khớp, đặt các đốt sống, các khớp vào đúng vị trí và bảo tồn đường đi chính xác của các dây thần kinh cột sống qua các đốt sống.

Phục hồi chức năng hệ thần kinh cột sống, hệ cơ xương khớp sẽ giúp cơ thể người bệnh lấy lại trạng thái tự cân bằng, giảm các triệu chứng đau và có khả năng tự điều chỉnh các triệu chứng khác mà không cần dùng đến thuốc.

Đốt sống bị lệch gây đau nhức khó chịu và các triệu chứng bệnh lý do tổn thương gây ra
Đốt sống bị lệch gây đau nhức khó chịu do tổn thương gây ra

Kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp có an toàn không?

Để nắn chỉnh sự lệch lạc của cột sống, xương chậu, hệ thần kinh và các khớp của bệnh nhân, các bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh bằng đôi tay. Phương pháp này được thực hiện thận trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Khi thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ giúp các cơ ở các hướng khác co và duỗi, thả lỏng lẫn nhau để giải phóng áp lực tối đa. Kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp điều trị các vấn đề liên quan đến cột sống và khớp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, phương pháp này chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Phương pháp nắn chỉnh xương khớp rất an toàn và phù hợp với nhiều lứa tuổi, ngay cả người già và trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với bệnh nhân bị u cột sống, loãng xương nặng và tăng huyết áp. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên chọn nơi thực hiện kỹ thuật chỉnh hình uy tín, đó có thể là bệnh viện chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc bệnh viện có khoa xương khớp.

Quy trình thực hiện phương pháp nắn chỉnh xương khớp

Trước khi thực hiện nắn chỉnh xương khớp, bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh dựa trên bệnh sử được cung cấp, thăm khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số cuộc kiểm tra thể chất, chủ yếu tập trung vào cột sống của bạn. Bạn cũng thực hiện một số kỹ thuật y tế khác như xét nghiệm, chụp chiếu cột sống để xác định hướng điều trị chính xác như chụp X quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nắn chỉnh xương khớp, có thể kết hợp với máy laser, máy sóng xung kích, máy kéo giãn…

Trước khi thực hiện nắn chỉnh xương khớp, bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh
Chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh trước khi thực hiện nắn chỉnh xương khớp

Ngoài ra, bác sĩ có thể cung cấp các phương pháp điều trị khác, bao gồm tập thể dục, kỹ thuật kích thích điện và kỹ thuật thư giãn... Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn phù hợp cho từng bệnh nhân về lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe hệ cơ xương khớp, chế độ ăn uống bổ sung để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tác dụng phụ của phương pháp nắn chỉnh xương khớp

Kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp chủ yếu tập trung vào vị trí các khớp bị tổn thương, sai lệch vị trí cột sống, khớp gối, khớp cổ chân nên có thể gây ra các tác dụng phụ như đau nhẹ, co cơ hoặc choáng… các tác dụng này sẽ chấm dứt khi hết thời gian điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nắn chỉnh xương khớp có an toàn không. Tóm lại, nắn khớp xương là một kỹ thuật chuyên sâu có thể góp phần tích cực vào việc cải thiện kết quả của các rối loạn cơ xương khớp. Đây là một phương pháp điều trị không dùng thuốc an toàn nếu bệnh nhân chọn đúng bác sĩ chuyên khoa hoặc người có kiến ​​thức chính xác về kỹ thuật chỉnh hình để thực hiện.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin