Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp từ chuyên gia: Gãy xương tay còn làm được việc nặng không?

Ngày 01/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Gãy xương tay còn làm được việc nặng không là thắc mắc của nhiều người khi nói đến trường hợp chấn thương nà. Để có câu trả lời chính xác nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để lắng nghe ý kiến từ chuyên gia nhé.

Gãy xương là một trong những chấn thương phổ biến. Có nhiều kiểu gãy xương, trong đó, gãy xương tay được cho là thường gặp, đứng trong top những chứng gãy xương phổ biến nhất. 

Gãy xương tay còn làm được việc nặng không? 

Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất là gãy xương tay còn làm được việc nặng không. Đây cũng là câu hỏi được các chuyên gia hết sức quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bị gãy xương tay, người bệnh không nên làm việc nặng. 

Lý giải cho điều này, bác sĩ cho biết, gãy xương tay là chấn thương ở vùng tay, có thể là xương cẳng tay hoặc xương cánh tay. Điều này khiến cánh tay mất đi khả năng chịu lực như bình thường, làm cánh tay yếu hơn và không thể làm được việc nặng. 

Đối với bệnh nhân gãy xương tay, nếu làm việc nặng trong quá trình điều trị gãy xương, khi mà xương chưa lành hẳn có nguy cơ dẫn đến làm tổn thương xương cánh tay, di lệch xương gãy, khiến cánh tay bị biến dạng, để lại di chứng lâu dài và vết thương cũng lâu lành hơn. 

Gãy xương tay còn làm được việc nặng không Giải đáp từ chuyên gia 1

Làm việc nặng khi gãy xương tay có thể để lại nhiều di chứng

Thay vào đó, bệnh nhân gãy xương tay nên hoạt động, vận động nhẹ nhàng, tránh tối đa tác động lực đến tay bị thương. Bạn có thể chọn các vận động như dọn dẹp nhà cửa nhẹ nhàng, đi dạo, cầm, nắm đồ vật bằng tay lành lặn,... 

Tóm lại, chuyên gia giải đáp thắc mắc gãy xương tay còn làm được việc nặng không với câu trả lời là không, người bệnh cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng đến khi xương lành hẳn và hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bắt đầu làm việc lại như bình thường. Thăm khám thường xuyên để biết tình trạng phục hồi vết thương cũng là điều rất quan trọng đấy, bạn nhé. 

Gãy xương tay nên ăn gì? 

Ngoài thắc mắc về gãy xương tay còn làm được việc nặng không thì chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị gãy xương cũng rất quan trọng, hỗ trợ nhiều đến quá trình hồi phục sức khỏe, giúp xương mau liền và cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu hơn. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng mà người bệnh gãy xương tay không nên bỏ qua: 

Thực phẩm giàu khoáng chất canxi: Như bạn đã biết, canxi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành cũng như chữa lành những tổn thương, “lỗ hổng” ở xương, khớp. Vì vậy mà với người bị gãy xương tay, chế độ ăn giàu canxi lại quan trọng hơn cả. Những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi mà bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày gồm có cải bó xôi, củ cải, rau cải cúc, thịt bò, bắp cải, sữa tách béo, bông cải xanh, cá hồi, rong biển tươi, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai,...

Thức ăn bổ sung nhiều magie: Ít người biết rằng magie cũng là loại khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đến việc kích thích hấp thu canxi, tăng khả năng làm lành xương. Người bị gãy xương tay nên thêm thịt gà, sữa tươi, các loại đậu, quả bơ, cá thu, rau ngót, chuối, khoai lang,... vào bữa ăn mỗi ngày để bổ sung nhiều magie và nhiều chất dinh dưỡng khác nhé.

Gãy xương tay còn làm được việc nặng không Giải đáp từ chuyên gia 2

Hải sản rất tốt cho người gặp vấn đề gãy xương tay

Thực phẩm bổ sung nhiều kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng, cần rất ít nhưng nếu thiếu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là với bệnh nhân bị gãy xương tay. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân gãy xương thiếu kẽm sẽ khó hấp thụ canxi hơn khiến xương lâu lành. Vì vậy, bổ sung các món như hải sản, trái cây, rau có lá màu xanh đậm, các loại đậu, ốc có vỏ cứng, cà rốt, hạt hướng dương,... vào chế độ ăn là rất cần thiết. 

Ngoài những loại khoáng chất kể trên, người bệnh gãy xương cũng nên chú ý đến ăn uống đủ chất, không nên ăn uống quá nhiều hay quá ít bất cứ nhóm chất dinh dưỡng nào, cần cân bằng hơn trong ăn uống hàng ngày. 

Các loại vitamin cũng cần được bổ sung, trong đó có vitamin B6 (có trong ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, thịt nạc bò,...) và vitamin B12 (có nhiều trong các loại hạt khô, nội tạng động vật và sữa thực vật,...) để giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất diễn ra tốt hơn, tăng tốc độ phục hồi sau chấn thương

Chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương tay như thế nào? 

Sau khi tìm hiểu gãy xương tay còn làm được việc nặng không, gãy xương nên ăn gì thì tiếp theo đây, mời bạn hãy cùng đi sâu hơn về cách chăm sóc người bị gãy xương tay nhé. 

Đối với bệnh nhân bó bột 

Gãy xương tay được chia thành nhiều dạng và với mỗi loại lại có phương pháp điều trị khác nhau. Cách bó bột để cố định xương bị gãy, giúp xương liền đúng vị trí và tránh biến dạng được dùng trong trường hợp gãy xương nhẹ, di lệch ít hoặc không di lệch. Cách chăm sóc bệnh nhân bó bột xương tay như sau: 

  • Thường xuyên theo dõi bệnh nhân, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, chật chội ở vùng bó bột, bị sưng, tê bì, tím tái chỗ cánh tay cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được nới bột, xử lý kịp thời.
  • Sau 24 - 72 giờ từ khi thực hiện bó bột, người nhà nên kê cao cánh tay bệnh nhân lên cao hơn vị trí tim, giúp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, đồng thời giảm đau nhức hiệu quả.
  • Những ngày mới bó bột cần tuyệt đối giữ bột được khô ráo, tránh để bột bị ẩm, ướt dẫn đến ngứa ngáy, kích ứng, dị ứng da cho người bệnh. 

Đối với bệnh nhân gãy xương cần phẫu thuật 

Trường hợp gãy xương tay nặng, bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt hơn, khi này, cần lưu ý một số điều khi chăm sóc người bệnh: 

  • Theo dõi người bệnh thường xuyên sau phẫu thuật, tránh biến chứng xấu.
  • Khi nhận thấy máu chảy nhiều ở vết mổ, cần thực hiện ép máu và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Chăm sóc vết mổ cẩn thận sẽ rất nhanh lành, sau 7 ngày đã có thể cắt chỉ.
  • Hạn chế cho bệnh nhân ăn, uống thức ăn có chứa nhiều đường và tuyệt đối không được dùng đồ ăn, đồ uống lạnh.
  • Bệnh nhân nên kê cao tay bị thương để tránh tụ máu. 

Gãy xương tay còn làm được việc nặng không Giải đáp từ chuyên gia 3

Sau phẫu thuật xương tay nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đường

Gãy xương tay còn làm việc nặng được không đã được giải đáp thông qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây, mong rằng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc người thân. Sau khi tay hồi phục, nếu muốn làm việc nặng, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu gãy xương cánh tay chi tiết

 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm