Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng không chỉ gây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề. Hàng năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận.
Các tình trạng tăng huyết áp cấp cứu ngày càng ít gặp do có nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp tốt ra đời. Chỉ có 1% các bệnh nhân bị tăng huyết áp sẽ có biểu hiện tình trạng tăng huyết áp cấp cứu trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm thì việc kiểm soát và điều trị cấp cứu huyết áp cao sẽ không hiệu quả và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân.
Cơn huyết áp cao có đặc điểm đa dạng về triệu chứng, từ thể nặng nhất đến thể ác tính khi có thai.
Tăng huyết áp quá cao đe dọa trực tiếp ngay đến 3 cơ quan chủ yếu sau đây:
Vì vậy, việc phát hiện kịp thời và cấp cứu huyết áp cao là việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay.
Cơn tăng huyết áp
Cơn tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu cao, đôi khi quá 300 mmHg, huyết áp tâm trương quá 150 mmHg.
Nhiễm độc thai nghén
Thiếu máu nội mạc tử cung sẽ gây các triệu chứng sau:
Tăng huyết áp ác tính
Bệnh thường gặp trong 2 – 5% số người có tăng huyết áp, tỷ lệ bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
Bệnh thường gặp trong thể tăng huyết áp nguồn gốc thận hoặc thận – mạch. Về cơ thể bệnh học có xơ mạch thận ác tính, biểu hiện bằng:
Bệnh có thể kèm theo các biến chứng như:
Bệnh nhân bị tăng huyết áp cấp cứu có thể gặp các biến chứng về tim mạch và não bộ
Điều quan trọng trong cấp cứu bệnh nhân huyết áp cao là phải nhanh chóng điều chỉnh huyết áp của bệnh nhân trở về bình thường để tránh tai biến não, thận, nhưng phải từ từ không thô bạo. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân huyết áp cao là hạ huyết áp bệnh nhân bằng thuốc đường tĩnh mạch ngay để giảm các biến cố với mức hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong 1 giờ đầu; nếu sau đó bệnh nhân ổn định có thể hạ huyết áp đến 160/100 – 110 mmHg trong 2 giờ đến 6 giờ kế tiếp.
Để cấp cứu bệnh nhân huyết áp cao, có thể dùng các thuốc sau đây:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu ít có tác dụng trong trường hợp cấp cứu huyết áp cao vì không giảm được sức cản ngoại biên và co mạch làm thiếu thể tích máu. Vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc lợi tiểu khi có trường hợp phù phổi phối hợp.
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta có thể làm tăng sức cản ngoại biên ở giai đoạn cấp nên không có tác dụng trong cấp cứu huyết áp cao.
Thuốc giảm huyết áp trung ương
Có thể dùng thuốc Catapressan trong cấp cứu bệnh nhân huyết áp cao, vì thuốc có tác dụng nhanh chóng làm giảm tác dụng hoạt động của trung tâm co mạch (Clonidin).
Thuốc giãn mạch
Nifedipin (Adalate)
Thuốc làm giảm trương lực tiểu động mạch (và tiểu tĩnh mạch) cùng với giảm sức cản ngoại biên. Để cấp cứu bệnh nhân huyết áp cao, dùng 1 – 2 viên 10mg đặt dưới lưỡi, huyết áp giảm ngay trong vài phút, tối đa sau 20 phút và kéo dài trong 3 – 4 giờ. Duy trì tác dụng bằng kết hợp với các dẫn xuất nitơ và lợi tiểu (chỉ dùng 1 viên). Thuốc này thích hợp cho cấp cứu mọi bệnh nhân huyết áp cao, đặc biệt người già hoặc người có bệnh thiếu máu cơ tim;
Labetalol (Trandate)
Thuốc có tác dụng chẹn beta và alpha cảm thụ. Cách dùng khi cấp cứu huyết áp cao là tiêm tĩnh mạch chậm (3 phút) với liều 1,5 mg/kg;
Diazoxide (Hyperstat)
Thuốc có tác dụng trực tiếp lên cơ tiểu động mạch nên hơi khó sử dụng cấp cứu huyết áp cao vì làm hạ huyết áp quá mức;
Nitroprussiar Na (Nipride)
Thuốc gây liệt mạch ngay và hoàn toàn, nên khi sử dụng phải theo dõi huyết áp bệnh nhân chặt chẽ. Thuốc chỉ sử dụng trong bệnh viện bằng bơm tiêm điện vì điều chỉnh được lưu lượng thuốc tiêm từ 1 – 10 mcg/kg/phút, nhưng sau 3 ngày phải ngừng vì ứ đọng thiocyanate độc cho cơ thể;
Phentolamin (Regitine)
Thuốc có tác dụng nhanh và tốt. Dùng thuốc bằng cách tiêm tĩnh mạch trực tiếp và nhanh, 10 phút một lần tùy kết quả của huyết áp đo được.
Các loại thuốc Labetalol, Diazoxide, Nitroprussiat Na, Phentolamin chỉ được thực hiện cấp cứu bệnh nhân huyết áp cao trong bệnh viện.
Thuốc lý tưởng để điều trị tăng huyết áp cấp cứu là thuốc có tác dụng nhanh, ngắn, hiệu lực mạnh, đạt hiệu quả tối đa nhanh, hồi phục nhanh, ít tác dụng phụ, dễ dàng chỉnh liều và nên có sẵn uống để thuận lợi cho quá trình chuyển đổi thuốc khi ra viện. Xử trí tăng huyết áp cấp cứu tốt nhất là bằng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch vì tác dụng hạ áp nhanh chóng và dễ kiểm soát liều dùng.
Thuốc điều trị cấp cứu huyết áp cao gồm 2 nhóm:
Bên cạnh việc sơ cứu huyết áp cao, việc xác định và xử lý những yếu tố thúc đẩy làm tình trạng tăng huyết áp nặng thêm như đau, lo lắng, sử dụng thuốc kích thích (như amphetamine, cocaine,…) là rất cần thiết. Ngoài việc xác định các cơ quan đích bị tổn thương và các can thiệp điều trị đặc biệt, cần chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp và xử lý nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng. Nếu huyết áp của bệnh nhân > 180/120 mmHg và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, thường đe dọa đến tính mạng, đó được coi là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.
Khi có các biểu hiện như tê bì hay yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, đau ngực, khó thở, đau lưng, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, cần gọi nhân viên y tế ngay để bệnh nhân được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh tổn thương các cơ quan nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân có những thói quen sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng ảnh giúp hạn chế diễn tiến bệnh:
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
DS Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.