Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Huyết áp thấp: Triệu chứng thầm lặng nguy hiểm và cách cấp cứu huyết áp thấp hiệu quả

Ngày 31/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Huyết áp thấp cần nhanh chóng có cách cấp cứu kịp thời, hiệu quả để giúp bệnh nhân qua cơn nguy cấp. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu bài viết sau đây để bạn biết rõ hơn về bệnh này và có cách xử lý phù hợp khi bị tụt huyết áp.

Huyết áp thấp là bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi với các dấu hiệu ban đầu thoáng qua. Nhiều người chủ quan bỏ qua các triệu chứng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, huyết áp thấp không được phát hiện và chữa trị tận gốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp và nếu thấy bệnh ngày càng tiến triển nặng thì nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết rõ nguyên nhân thật sự gây hạ huyết áp và tìm phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn.

Tìm hiểu chung huyết áp thấp

Huyết áp chính là dòng áp lực máu từ sự co bóp ở tim và lực cản từ lòng động mạch nhằm cung cấp máu đến khắp các cơ quan khác trong cơ thể để nuôi dưỡng hoạt động của chúng. Theo y học hiện đại, chỉ số huyết áp chính là một trong các thông số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người như thế nào. Người ta sẽ giới hạn một khoảng đo huyết áp bình thường dao động trong khoảng giới hạn cho phép. Khi chỉ số huyết áp vượt quá ngưỡng dưới là 90/60 mmHg khi đo liên tục được xem là tụt huyết áp.

Huyết áp thấp sẽ khiến máu không đủ để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho não và các cơ quan khác của cơ thể. Khi cơn tụt huyết áp xảy ra, áp lực máu ở lòng mạch không đủ sức co bóp nên hoạt động ở các cơ quan trong cơ thể bị chậm hoặc ứ trệ dễ gây ra các cơn ngất xỉu, đột quỵ, suy nhược cơ thể, nhồi máu cơ tim…

Cách cấp cứu huyết áp thấp 1

Huyết áp xuống thấp hơn 90/60 mmHg nhiều lần đo thì sẽ được gọi là huyết áp thấp

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

Khi cơ thể khỏe mạnh thì huyết áp sẽ ở trạng thái ổn định theo cơ chế khác, mức huyết áp ổn định sẽ dao động từ 90/60 đến 120/80 mmHg. Nếu một người có chỉ số đo huyết áp tâm thu xuống dưới ngưỡng 90 mmHg và chỉ số đo huyết áp tâm trương xuống dưới ngưỡng 60 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp thấp. Khi cơn hạ huyết áp xảy ra thường sẽ có một vài dấu hiệu thường gặp sau đây:

  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện thường gặp khi hạ huyết áp do lượng máu không đủ sức nuôi cơ quan hoạt động nên cơ thể thường xuyên ở trạng thái đờ đẫn, thiếu sức sống.
  • Choáng, ngất: Bạn sẽ có thể ở trạng thái lú lẫn, mơ màng, ý thức không rõ hoặc nghiêm trọng hơn lên cơn ngất xỉu, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nên cần cấp cứu lập tức trong trường hợp này.
  • Hoa mắt: Khi bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột rất dễ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh, thở nhanh: Huyết áp thấp, khiến tim và phổi thiếu oxy và máu nên bù lại chúng phải tăng năng suất hoạt động để có thể đủ máu cho cơ thể. Vì vậy, bạn sẽ gặp phải tình trạng tim đập nhanh kèm hồi hộp, khó thở.
  • Cơ thể bị suy nhược: Cơ thể ở tình trạng thiếu máu mãn tính nên dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Buồn nôn hoặc có cảm giác muốn buồn nôn là biểu hiện dễ thấy khi hạ huyết áp.
  • Mất tập trung, trí nhớ kém: Khi huyết áp thấp thì lượng oxy không đủ cung cấp cho não não hoạt động nên dễ gặp phải tình trạng lờ đờ, thiếu tập trung, nhớ trước quên sau.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp thấp thường gặp như sau:

  • Phụ nữ mang thai: Khi người phụ nữ mang thai thì hệ tuần hoàn sinh lý thay đổi nên cơ thể tự điều chỉnh huyết áp sẽ cao hoặc thấp hơn chút so với cơ thể người bình thường. Ở khoảng 24 tuần đầu thai kỳ, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ hạ từ 5 đến 10 điểm và huyết áp tâm trương sẽ giảm nhẹ từ 10 - 15 điểm. Đây là sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu cần nên theo dõi tình trạng huyết áp của mình trong suốt thai kỳ tránh các trường hợp huyết áp vượt quá ngưỡng cho phép thì cần có sự can thiệp y tế kịp thời.
  • Bệnh lý về tim mạch: Một số bệnh lý về tim mạch như suy tim, nhịp tim chậm, hở van tim có thể là nguyên nhân gây nên huyết áp thấp. Vì khi có bệnh lý tim mạch thì máu không lưu thông đủ về nuôi dưỡng tim.
  • Các bệnh lý nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết thường gặp như suy tuyến thượng thận, suy giáp, cường giáp, đái tháo đường có thể nguyên nhân tác động dẫn đến huyết áp thấp.
  • Cơ thể thiếu hoặc mất nước: Khi cơ thể thiếu nước nghiêm trọng có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa, hạ huyết áp. 
  • Tình trạng thiếu máu mãn tính hoặc mất máu cấp từ vết thương lớn đều dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, đặc biệt thiếu các vitamin B12, folate, sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính, cơ thể không đủ sản xuất hồng cầu trong thời gian dài gây ra hạ huyết áp.
Cách cấp cứu huyết áp thấp 2 TÌnh trạng cơ thể suy nhược có nguy cơ cao dẫn đến huyết áp thấp

Cách cấp cứu huyết áp thấp hiệu quả

Khi bị hạ huyết áp cần được sơ cứu kịp thời bằng các động tác đúng để ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy thận, đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…

Yếu tố đầu tiên trước khi sơ cứu nên xem bệnh nhân có bệnh đái tháo đường để loại trừ nguy cơ hạ đường huyết. Quy trình sơ cứu hạ huyết áp này gồm các bước trình tự như sau:

  • Đầu tiên để có thể sơ cứu bệnh nhân cần phải thật bình tĩnh trước trường hợp nguy cấp. Sau đó, dìu người bệnh từ từ nằm xuống và dùng gối để kê đầu và chân, lưu ý lúc này cần kê gối cao hơn so với đầu.
  • Tiếp theo có thể cho bệnh nhân dùng các loại nước uống có tính ấm hoặc đồ ăn vị mặn để giúp bệnh nhân cảm thấy tỉnh táo và đồng thời giúp nhịp tim được kích thích nên có thể nâng chỉ số huyết áp lên tạm thời trong thời gian ngắn. Ngoài ra, có thể cho người bệnh ăn một chút socola để giữ cho huyết áp tạm thời ổn định.
  • Bạn có thể cho người bệnh uống thuốc nâng huyết áp theo đơn của bác sĩ.
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện thì nên cho bệnh nhân ngồi dậy từ từ chậm rãi. tránh ngồi dậy một cách đột ngột ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn mê man không tỉnh dậy thì cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Phương pháp phòng ngừa huyết áp thấp

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

  • Ăn uống cân bằng và đủ chất giúp cơ thể phòng chống bệnh tật nói chung và cải thiện tình trạng hạ huyết áp. Ngoài ra, để giúp tăng sản xuất máu cho cơ thể, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chứa sắt, vitamin B-12 và axit folic.
  • Tránh hoặc hạn chế các thực phẩm chứa chất béo, carbohydrate hoặc các chất gây nghiện kích thích như bia rượu, cafe, thuốc lá… có thể khiến tăng nguy cơ hạ huyết áp.
  • Thay vì ăn một lần nhiều lượng thức ăn thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ giúp huyết áp của bạn ổn định hơn.
  • Uống nước ép từ củ cải đường là thức uống giúp cải thiện chứng hạ huyết áp hiệu quả.
Cách cấp cứu huyết áp thấp 3 Để giúp tăng tạo máu cho cơ thể, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chứa sắt

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Việc tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày thường xuyên giúp lưu thông máu huyết, điều hòa huyết áp của bạn tốt hơn.
  • Tránh làm việc hoặc vận động quá sức trong thời gian dài có thể dẫn tới suy tim, hạ huyết áp. Vì vậy, bạn cần vận động vừa sức, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp bạn có thể tiên lượng sớm các dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn để điều trị kịp thời và hiệu quả.
  • Bạn cần thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp bạn trong việc kiểm soát và nhận biết tình trạng huyết áp của bản thân để giúp chủ động có biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp. Đồng thời việc tự theo dõi huyết áp vừa tiện ích vừa giúp tiết kiệm cả chi phí lẫn thời gian.

Ds Hải Vân 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm