Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Huyết tương tươi đông lạnh là gì? Nguyên tắc truyền huyết tương tươi đông lạnh

Ngày 19/01/2024
Kích thước chữ

Huyết tương tươi đông lạnh là sản phẩm máu được tách từ máu toàn phần trong vòng 6 giờ sau khi rút máu và được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh. Vậy đối tượng nào được chỉ định sử dụng truyền huyết tương tươi đông lạnh và nguyên tắc truyền như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu thêm vấn đề này.

Trong quá trình truyền máu, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị việc thực hiện truyền máu đúng loại, đúng thời điểm, đúng bệnh nhân. Huyết tương tươi đông lạnh chính là một sản phẩm máu cụ thể, được tách từ máu toàn phần trong khoảng 6 giờ sau khi rút máu khỏi cơ thể, sau đó được lưu trữ ở nhiệt độ đông lạnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về huyết tương tươi đông lạnh cũng như những trường hợp chỉ định và chống chỉ định truyền loại huyết tương này.

Truyền máu và những điều cần biết?

Truyền máu là quá trình chuyển máu hoặc các chế phẩm máu từ người hiến tặng đến người bệnh, bao gồm huyết tương, hồng cầu lắng và tiểu cầu. Máu được truyền cho người bệnh sẽ được lưu trữ trong túi nhựa và chuyển qua dây truyền với kim tiêm được gắn vào tĩnh mạch cánh tay. Việc truyền máu và các chế phẩm máu nhằm thay thế lượng máu đã mất và điều chỉnh các bất thường trong huyết tương, vấn đề mà hiện tại không có giải pháp thay thế khác.

Người bệnh khi được truyền máu thường không đau, tuy nhiên một số trường hợp có thể cảm thấy không thoải mái do kim tiêm được đặt vào tĩnh mạch cánh tay. Mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền trong khoảng 2 đến 4 giờ.

Quyết định truyền máu hay huyết tương tươi đông lạnh cho bệnh nhân thường được đưa ra trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu;
  • Bệnh nhân bị mất máu nặng do phẫu thuật hoặc tai nạn;
  • Bệnh nhân gặp rối loạn đông máu;
  • Bệnh nhân cần hỗ trợ điều trị một số bệnh và rối loạn máu.

Trong trường hợp có biện pháp thay thế và không cần thiết phải truyền máu hoặc chế phẩm máu, quyết định chống chỉ định việc truyền máu cho người bệnh sẽ được đưa ra.

Huyết tương tươi đông lạnh là gì? Nguyên tắc để truyền huyết tương tươi đông lạnh 1
Truyền máu thay thế lượng máu đã mất và điều chỉnh bất thường trong huyết tương

Tìm hiểu về huyết tương tươi

Huyết tương tươi là một khái niệm mà nhiều người chỉ hiểu rõ sau khi được giải thích bởi bác sĩ. Đây là một phần của huyết tương được tách ra từ máu toàn phần tươi, với nồng độ yếu tố V và VIII ở mức bình thường. Cấu trúc chủ yếu của huyết tương tươi bao gồm immunoglobulin, albumin và các yếu tố đông máu. Mỗi đơn vị huyết tương tươi thường có thể có thể từ 200ml đến 250ml, với nồng độ protein tối thiểu là 50g/lít.

Huyết tương tươi đông lạnh là phần huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và sau đó đông lạnh trong thời gian 6 giờ sau khi rút máu, được lưu trữ ở -18 độ C. Mỗi đơn vị huyết tương tươi đông lạnh chứa khoảng 200ml và được định nghĩa có 1 đơn vị yếu tố đông máu/ml và 1 - 2 mg fibrinogen/ml. Thành phần của huyết tương tươi đông lạnh bao gồm globulin miễn dịch, albumin, yếu tố VIII, yếu tố đông máu bền vững, chiếm khoảng 70%.

Việc bảo quản huyết tương tươi đông lạnh ở nhiệt độ -25 °C sẽ giữ được chất lượng trong vòng 1 năm, trong khi ở nhiệt độ dưới -25 °C có thể kéo dài đến 2 năm.

Huyết tương tươi đông lạnh là gì? Nguyên tắc để truyền huyết tương tươi đông lạnh 2
Huyết tương tươi đông lạnh là sản phẩm máu tách ra từ máu toàn phần tươi

Nguyên tắc truyền huyết tương tươi đông lạnh

Nguyên lý truyền huyết tương tươi đông lạnh đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc của nhóm máu tương ứng ABO. Liều khởi đầu khoảng 10 - 15ml/kg hoặc 2 - 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh được áp dụng để tăng yếu tố đông máu lên mức 30%. Ngoài ra, để giải quyết nhanh tác động của thuốc kháng vitamin K, cần sử dụng khoảng 5 - 8ml/kg huyết tương tươi đông lạnh.

Quá trình truyền huyết tương tươi đông lạnh diễn ra trong khoảng 2 giờ sau khi được rã đông và chảy qua màng lọc với kích thước 170 micron. Ngay sau khi truyền, bệnh nhân cần phải được đánh giá về tình trạng chảy máu và chức năng đông máu.

Chỉ định cho truyền huyết tương tươi đông lạnh

Chỉ định sử dụng truyền huyết tương tươi đông lạnh xảy ra trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân đang mắc phải tình trạng xuất huyết do giảm tiểu cầu, đồng thời cần thay thế huyết tương.
  • Bệnh nhân đã nhận truyền máu với khối lượng lớn và thể hiện triệu chứng của rối loạn đông, đồng thời đang gặp tình trạng chảy máu.
  • Bệnh nhân đang mắc phải tình trạng chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu cần truyền huyết tương tươi đông lạnh.
  • Bệnh nhân có thiếu hụt antithrombin III, trong trường hợp không có antithrombin III đậm đặc để truyền.
  • Bệnh nhân đang mắc bệnh lý đông máu, đồng thời trải qua tình trạng tiêu thụ kèm theo giảm nặng của các yếu tố đông máu.
  • Bệnh nhân có giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh mà không có chế phẩm chuyên biệt nào để thực hiện quá trình truyền thì cần phải sử dụng huyết tương tươi đông lạnh.

Chống chỉ định cho truyền huyết tương tươi đông lạnh

Chống chỉ định việc truyền huyết tương tươi đông lạnh có thể xuất hiện trong các tình huống sau:

  • Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu có thể được điều trị hiệu quả hơn thông qua các phương pháp điều trị đặc hiệu khác.
  • Tùy theo tình trạng của bệnh nhân và yếu tố khác nhau, việc truyền huyết tương tươi đông lạnh có thể bị chống chỉ định nếu có kế hoạch sử dụng các dung dịch truyền điện giải khác hoặc dung dịch truyền dạng keo để ngăn tình trạng giảm thể tích tuần hoàn.

Trong quá trình thực hiện truyền huyết tương tươi đông lạnh, quan trọng để tuân thủ đúng chỉ định, tiến hành phát máu, lĩnh máu và thực hiện quy trình truyền máu lâm sàng. Điều này bao gồm việc truyền máu theo đúng nhóm máu ABO và Rh, sử dụng dụng cụ riêng biệt cho truyền máu, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong và sau khi truyền máu.

Huyết tương tươi đông lạnh là gì? Nguyên tắc để truyền huyết tương tươi đông lạnh 3
Bệnh nhân cần tuân thủ truyền huyết tương tươi đông lạnh theo đúng chỉ định

Tác dụng phụ khi truyền huyết tương tươi đông lạnh

Những rủi ro liên quan đến việc sử dụng huyết tương tươi đông lạnh mà người bệnh gặp phải bao gồm những vấn đề dưới đây:

  • Mề đay thường là hiện tượng phụ phổ biến khi truyền huyết tương tươi đông lạnh, với tỷ lệ từ 1/30 - 100, cùng với nguy cơ phản vệ (1/20,000).
  • Tổn thương phổi cấp xảy ra với tỷ lệ 1/5000.
  • Nguy cơ nhiễm HBV, HIV, HCV cũng là mối quan ngại.
  • Quá trình đóng băng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nhưng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ truyền bệnh viêm gan và virus suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất thấp.
Huyết tương tươi đông lạnh là gì? Nguyên tắc để truyền huyết tương tươi đông lạnh 4
Người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ khi truyền huyết tương tươi đông lạnh

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ những thông tin chi tiết về huyết tương tươi đông lạnh là gì, nguyên tắc truyền huyết tương tươi đông lạnh cũng như những trường hợp chỉ định và chống chỉ định để truyền loại huyết tương này. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.