Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vừa qua các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh vừa công bố một nghiên cứu mới, theo đó vaccine Pfizer và AstraZeneca có khả năng ngăn ngừa tử vong vì biến chủng Delta lên đến mức lần lượt là 90% và 91%.
BBC cho biết trong bản tin ngày 21/10, dữ liệu được Đại học Edinburgh thu thập từ công cụ giám sát Covid-19 do 5.4 triệu người ở Scotland sử dụng trong thời gian từ ngày 1/4 - 27/9. Nghiên cứu được xem xét dựa trên nhóm người đã được tiêm phòng đủ 2 mũi nhưng vẫn có kết quả dương tính với Sars-CoV-2.
Trong khoảng thời gian khảo sát có khoảng 115,000 người có kết quả dương tính khi xét nghiệm PCR cộng đồng, trong đó ghi nhận khoảng 201 ca tử vong do Covid-19. Bởi không có trường hợp tử vong nào ở những người tiêm 2 mũi Moderna được ghi nhận, nên các nhà nghiên cứu cũng không thể ước tính được hiệu quả ngăn ngừa tử vong của loại vaccine này.
Trong khi đó tỷ lệ hiệu quả của vaccine Pfizer được ghi nhận là 90%, còn với vaccine AstraZeneca là 91%. Đây là nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc đầu tiên cho thấy hiệu quả vaccine đối với việc ngăn ngừa khả năng tử vong vì biến chủng Delta. Hiện ở Scotland đã có khoảng 87.1% người trưởng thành tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19.
Giám đốc Viện Usher của Đại học Edinburgh, GS. Aziz Sheikh và là trưởng nhóm nghiên cứu thông tin thêm rằng chủng Delta hiện nay là biến chủng chiếm ưu thế ở nhiều khu vực trên thế giới nhất, nó gây nguy cơ nhập viện cao hơn hẳn so với những biến chủng đã xuất hiện trước đó tại Anh. Từ khảo sát trên chúng ta có thể phần nào yên tâm khi biết rằng tiêm chủng mang đến khả năng bảo vệ cao trước nguy cơ tử vong chỉ sau khi tiêm mũi thứ hai.
Theo GS. Chris Robertson tại Đại học Strathclyde và Y tế Công cộng Scotland thì phát hiện giúp chúng ta nhận thấy rằng vaccine chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân lẫn cộng đồng khỏi nguy cơ tử vong vì biến chủng Covid-19. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng dữ liệu về hiệu quả vaccine nên được giải thích thận trọng và không thể so sánh trực tiếp giữa hai loại.
Hiện các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng khá cao và sử dụng một số loại vaccine có hiệu quả tốt nhất. Nhưng một số nơi lại có tỷ lệ tử vong trong những đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây cao hơn so với các khu vực khác. Bloomberg đã dựa trên dữ liệu của mình và phân tích ở những nơi có tỷ lệ phủ vaccine trên 55% và dân số ít nhất một triệu người, sử dụng vaccine AstraZeneca và Pfizer.
Ngoài ra phân tích cũng dựa trên những người đối mặt với hai đợt lây nhiễm: đợt đạt đỉnh dịch trong 6 tháng trước khi chạm mốc phủ 10% vaccine và đợt khác vào mùa hè tại bán cầu Bắc khi biến chủng Delta bắt đầu hoành hành khắp thế giới. Bloomberg cho rằng có nhiều yếu tố khác ngoài loại vaccine và phạm vi tiêm chủng có vai trò giảm số ca tử vong.
Đầu tiên đó chính là sự khác biệt trong khoảng thời gian giữa các mũi tiêm. Chuyên gia dịch tễ học của đại học Tohoku - Hitoshi Oshitani cho rằng những nước tiêm chủng nhanh như Mỹ và Israel có “lá chắn” yếu hơn khi biến chủng Delta xuất hiện bởi miễn dịch đã suy yếu. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 2 nhóm tiếp xúc với biến chủng Delta thì nhóm đã tiêm ngừa 5 tháng trước đó có tỷ lệ dương tính Covid-19 sau tiêm cao hơn đến 50%.
Ông Oshitani nói thêm, bởi khả năng miễn dịch suy yếu mà việc càng bắt đầu tiêm chủng sớm sẽ càng có nhiều trường hợp lây nhiễm sau chủng ngừa hơn. Có lẽ đây cũng là lý do chính khiến Israel có số ca mắc và tử vong cao trên tỷ lệ dân số.
Yếu tố tiếp theo chính là độ tuổi và hệ miễn dịch tự nhiên. Việc tập trung tiêm chủng Covid-19 cho người cao tuổi đã giúp Đan Mạch giảm thiểu số người chết vì nhiễm bệnh. Trường hợp ở Nhật Bản cũng tương tự khi tại đây đã có khoảng 90% dân số trên 65 tuổi đã được chủng ngừa. Hiệu quả cũng đã được chứng minh rõ ràng khi biến chủng Delta càn quét và gây làn sóng dịch trong tháng 8, số ca tử vong cao nhất giảm 43% so với đỉnh trước đó dù ca mắc thì tăng gấp 2.5 lần.
Làn sóng dịch do biến chủng Delta tại Nhật cũng chỉ ra yếu tố phức tạp khác là khả năng miễn dịch tự nhiên trong dân số. Nhờ có biện pháp phòng dịch hiệu quả mà hầu hết các nước châu Á tránh được kịch bản tồi tệ trước khi Delta xuất hiện, nhưng cũng đồng nghĩa họ dễ tổn thương hơn khi gặp biến chủng này.
Những đợt dịch “tiền Delta” đã giúp một số nước có tỷ lệ tiêm chủng cao chống chọi với biến chủng này tốt hơn. Chẳng hạn như Nam Mỹ là nơi bị biến chủng Gamma và Lambda tàn phá đầu năm nay không chịu ảnh hưởng của biến chủng Delta quá nhiều.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.