Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày này con người hướng tới việc sử dụng các thực phẩm từ thiên nhiên để mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhiều người đặt ra câu hỏi về khả năng ăn được và ăn vỏ lựu có tốt không? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ làm rõ hơn về chủ đề này.
Từ góc độ khoa học cho thấy vỏ lựu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và có khả năng chống lại vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, công dụng của vỏ lựu chỉ thực sự phát huy khi chế biến và sử dụng đúng cách. Qua bài viết dưới đây, tìm hiểu rõ hơn để biết ăn vỏ lựu có tốt không nhé.
Theo nghiên cứu chỉ ra, trong vỏ lựu có chứa các chất như granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Mỗi chất sẽ có một công dụng khác nhau:
Vỏ lựu được đánh giá cao vì nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe đa dạng. Mặc dù thường ít được chú ý hơn so với hạt lựu, nhưng vỏ lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất có thể mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.
Một trong những đặc tính quan trọng của vỏ lựu là khả năng chống oxy hóa. Polyphenol, tannin, anthocyanin và granatin là những chất chống oxy hóa chính có trong vỏ lựu. Những hợp chất này giúp ngăn chặn tổn thương tế bào do gốc tự do, giảm nguy cơ lão hóa và ngăn chặn quá trình gây ra nhiều bệnh lý.
Theo y học cổ truyền, vỏ lựu được sử dụng ở dạng bột với nước như một loại nước súc miệng để giảm đau họng và ho. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất vỏ quả lựu có đặc tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ điều trị ho và đau họng.
Chất xơ, một thành phần quan trọng trong vỏ lựu, có thể cải thiện chức năng tiêu hóa. Chất xơ hòa tan giúp ngăn chặn táo bón và duy trì sự ổn định trong đường huyết. Điều này không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn có thể đóng vai trò trong quá trình kiểm soát cân nặng.
Vitamin và khoáng chất như vitamin C, kali và canxi có trong vỏ lựu cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vitamin C, chẳng hạn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, trong khi canxi và kali có vai trò quan trọng cho sự phát triển xương và sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, vỏ lựu còn được nghiên cứu về khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, có thể mang lại hiệu quả tích cực trong phòng và điều trị một số bệnh ung thư.
Vỏ lựu là nguồn dồi dào chất dinh dưỡng và hợp chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Với các tác dụng tuyệt vời của vỏ lựu nên nhiều người đặt ra câu hỏi ăn vỏ lựu có tốt không?
Việc ăn vỏ lựu mang lại rất nhiều lợi ích, vỏ lựu có vị chát và đắng nên rất khó để ăn. Vỏ lựu thực chất chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, lựu trước khi đến tay người tiêu dùng đã trải qua nhiều công đoạn khác nhau, việc sử dụng hóa chất hoặc các chất bảo quản khác, người tiêu dùng không thể biết rõ.
Vậy nên tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình và cá nhân, có thể sử dụng hoặc không. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn về vấn đề sức khỏe, người tiêu dùng nên hỏi ý kiến của các nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Để được đưa ra thị trường, có ngoại hình bóng đẹp, bắt mắt,... Vỏ lựu phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất,… là điều không thể tránh khỏi. Khi sử dụng không cẩn thận, có thể gián tiếp đưa lượng hóa chất này vào trong cơ thể gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà vỏ lựu đem lại. Người sử dụng cần lưu ý vài điểm sau để không xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn:
Vậy ăn vỏ lựu có tốt không? Vỏ lựu có thể dùng để chữa nhiều loại bệnh, giúp giảm sưng, viêm, tiêu chảy, kiết lỵ, chảy máu, cải thiện tiêu hóa và làm săn chắc gan. Trong vỏ lựu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và hoạt động tốt như một chất bảo quản thực phẩm và dược phẩm. Chính vì thế, các chuyên gia khẳng định rằng, vỏ quả lựu thực sự tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng vỏ lựu có tốt không tùy vào cách sử dụng. Tùy theo nhu cầu, tình trạng và mức độ cần thiết đối với mỗi người mà vỏ lựu mang một nhiệm vụ khác nhau.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.