Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Khám sức khỏe lái xe ô tô như thế nào? Một số đối tượng không nên lái xe ô tô

Ngày 28/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đảm bảo đủ sức khoẻ trước khi lái xe là điều kiện tiên quyết để tham gia an toàn giao thông. Khám sức khỏe lái xe ô tô là hành động bắt buộc. Vậy tiêu chuẩn khám như thế nào? Bài viết sẽ bật mí cụ thể đến bạn.

Khám sức khỏe lái xe ô tô là bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện. Điều này đảm bảo bạn có đủ điều kiện về sức khỏe để có thể tham gia giao thông một cách an toàn. Vậy liệu quá trình khám sức khỏe này diễn ra như thế nào? Có yêu cầu đặc biệt gì hay không là thắc mắc được nhiều người đặt ra.

Khám sức khỏe lái xe ô tô và những điều cần biết?

Bạn có thể đăng ký khám sức khỏe trước khi lái xe ô tô tại các bệnh viện. Khi quyết định kiểm tra sức khoẻ, bạn buộc phải khám tổng quát, định lượng cồn trong máu cũng như thực hiện kiểm tra nhanh các chất gây nghiện có trong nước tiểu. Hiện nay chi phí để khám sức khoẻ trước khi lái xe giao động khoảng 1 triệu đồng.

Khám sức khỏe lái xe ô tô như thế nào? Cần điều kiện gì? 1
Khám sức khoẻ lái xe ô tô là bắt buộc trước khi được cấp phép lái xe

Tại Việt Nam, bằng lái xe ô tô B2 là chứng chỉ phổ biến nhất. Với loại bằng này, bạn phải đáp ứng được các hạng mục sức khoẻ như thị lực, tai - mũi - họng, hô hấp, tim mạch, nội tiết, thần kinh, cơ - xương - khớp, thai sản (đối với nữ), âm tính với các chất kích thích hay ma tuý.

Trước khi khám sức khỏe lái xe ô tô, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân cũng như chọn đúng cơ sở được cấp phép khám sức khỏe ô tô (bệnh viện tuyến huyện trở lên). Ngoài ra để được cấp bằng lái xe ô tô thì ngoài việc đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, bạn phải là công dân Việt nam đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

Ai là người không nên lái xe ô tô?

Theo quy định của Luật Giao Thông Việt Nam thì các đối tượng không được cấp bằng lái xe ô tô là người có thị lực kém do mắc bệnh nghiêm trọng về mắt, người không có đủ chân tay, người có bệnh lý liên quan đến thần kinh nghiêm trọng, người sử dụng chất kích thích thần kinh không cho phép. Cụ thể hơn như:

  • Mắc bệnh về mắt: Người cận thị hay viễn thị trên 7 độ, loạn thị trên 4 độ. Mắt gặp các tật quáng gà hay loạn sắc. Người đang bị bệnh về võng mạc hay bệnh lý về thị giác thần kinh. Ngoài ra nếu bạn gặp tình trạng sông thị, chói sáng hay rối loạn nhận biết màu sắc thì khả năng cao sẽ không đủ điều kiện để lái xe ô tô.
  • Mắc bệnh về thính giác: Nếu bạn có khả năng nghe dưới 4m ở mức âm lượng bình thường kể cả khi có sử dụng máy trợ thính thì bạn không đủ sức khỏe thính lực để lái xe an toàn.
  • Khiếm khuyết về tay chân: Bàn tay bị tật hay không còn đủ tối thiểu 4 ngón tay kể cả tay phải lẫn tay trái, cả hai bàn tay không có đủ ngón cái là trường hợp bị loại khi đăng ký học lái xe ô tô. Tương tự với bàn chân, nếu không có đủ 2 chân cũng như không thể hoạt động bình thường thì rất khó để được cấp phép lái xe và hiếm khi vượt qua được kỳ sát hạch thực nghiệm.
  • Mắc bệnh tim mạch: Khám sức khỏe lái xe ô tô yêu cầu khám tổng quát và nếu tình trạng hệ tim mạch của bạn không ổn như bị thiểu năng van tim, hở van tim cấp độ nặng, bị đau thắt ngực, viêm tắc động mạch - tĩnh mạch, dị dạng mạch máu, suy tim thì bạn không đủ điều kiện để được cấp phép lái xe.
  • Tâm thần: Điều khiển xe ô tô là hành động yêu cầu sự tập trung cao và phải thật tỉnh táo. Người đăng ký lái xe B2 có các bệnh hay tiền sử bệnh sau sẽ bị loại: Bệnh động kinh, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu, bị chóng mặt, hoa mắt thường xuyên bởi các bệnh lý mãn tính.
Khám sức khỏe lái xe ô tô như thế nào? Cần điều kiện gì? 2
Một số bệnh lý nghiêm trọng khiến bạn không đủ điều kiện lái xe ô tô

Ngoài những trường hợp kể trên, nếu lý lịch của bạn có tiền sử sử dụng ma túy, nghiện rượu, dùng chất cồn vượt ngưỡng cho phép, lệ thuộc vào thuốc điều trị trầm cảm thì bạn là đối tượng không đủ sức khỏe để lái xe ô tô.

Những lưu ý cần biết trước khi lái xe ô tô

Sau khi tìm hiểu về khám sức khỏe lái xe ô tô, ta cùng quan tâm đến các lưu ý về an toàn giao thông khi lái xe:

Tránh đi đường lạ, giữ tốc độ vừa phải

Đa phần khi lái xe, ta thường ít gặp chướng ngại vật và nắm trước được những tình huống nguy hiểm khi đi đường quen thuộc. Với các cung đường lạ thì khả năng phòng ngừa rủi ro sẽ giảm xuống. Đặc biệt nên giữ tốc độ xe ở mức vừa phải, không chủ quan tăng tốc bởi sẽ khó xử lý khi gặp tình huống bất ngờ.

Hạn chế lái xe khi tuổi cao

Bạn nên chủ động quan sát sức khỏe của bản thân từ đó quyết định nên từ bỏ việc lái xe khi nào ở độ tuổi “xế chiều”. Một khi nhận thấy bản thân có sức khỏe suy yếu, thị lực suy giảm đột ngột thì nên ưu tiên sự an toàn của bạn thân với cách rời xa vô lăng. Theo Hiệp hội Người cao tuổi Hoa Kỳ thì người già khi dùng thường xuyên các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc trị mỡ máu, thuốc chống trầm cảm sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và không nên lái xe khi thuốc đang có tác dụng.

Khám sức khỏe lái xe ô tô như thế nào? Cần điều kiện gì? 3
Người già nên hạn chế lái xe

Cẩn trọng khi lái xe vào ban đêm

Đa phần các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra đều ở thời điểm đêm khuya. Bởi đây là thời gian cơ thể muốn nghỉ ngơi, trí não không còn minh mẫn từ đó giảm sự tập trung và xử lý tình huống thiếu chính xác. Vậy nên hạn chế lái xe vào ban đêm, nếu buộc phải tham gia giao thông vào thời gian này, nên chọn đường quen thuộc, đủ ánh sáng cũng như chuyển tay lái cho người thân, bạn bè nếu cảm thấy mỏi mắt.

Trên đây là những chia sẻ về khám sức khỏe lái xe ô tô. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về điều kiện khi được cấp phép lái xe ô tô và có cho bản thân những chuẩn bị cần thiết để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin