Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tay chân miệng là căn bệnh là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Với tốc độ lây lan cực nhanh vào mùa tựu trường bệnh tay chân miệng
Bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng bệnh. Theo đó, với các triệu chứng phát ban trên da và vết loét trên miệng việc sử dụng thuốc bôi là cần thiết để giảm cảm giác đau rát cho bé cũng như tăng khả năng phục hồi vết thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho làn da của bé cũng như nâng cao hiệu quả điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi chân tay miệng nào bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
Ngoài thuốc bôi chân tay miệng bạn cũng không nên tự ý cho bé sử dụng các loại cồn sát khuẩn, bởi mỗi loại cồn sẽ có những thông số lượng cồn khác nhau, sử dụng không đúng không chỉ gây đau rát cho bé mà còn khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và khó lành hơn. Lời khuyên tốt nhất cho bạn lúc này vẫn là đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn loại thuốc bôi, thuốc sát khuẩn phù hợp. Có thể các bạn sẽ được tư vấn sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng cho da như milian, xanhmethylen… và sử dụng kamistad, zytee… cho niêm mạc khi da bắt đầu có các vết loét. Để đạt được hiệu quả cao các bạn cũng cần kiên nhẫn sử dụng đúng như lời khuyên của các bác sĩ.
Sau khi đã được các bác sĩ giải đáp thắc mắc chân tay miệng bôi thuốc gì bạn nên áp dụng đúng và song song áp dụng các biện pháp chăm sóc kết hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể là bạn nên cho bé sử dụng các loại thức ăn mềm và nên chia làm nhiều bữa nhỏ để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ngay cả khi vùng miệng của trẻ đang bị đau. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tăng cường bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trong việc vệ sinh mẹ cũng cần chú ý tuyệt đối không kiêng tắm, thay vào đó nên tắm cho trẻ em bị bệnh tay chân miệng hằng ngày bằng nước ấm để giúp bé cảm thấy thoải mái cũng như ngăn chặn sự nương náu của virus bệnh.
Môi trường sống cũng đóng vai trò khá quan trọng, theo đó bạn cần duy trì cho bé một môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, sàn nhà và các đồ dùng cá nhân, đồ chơi của bé của cần được làm sạch hoặc sát trùng để tránh làm mầm bệnh phát triển, lây lan.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc bị tay chân miệng bôi thuốc gì và lời khuyên trong việc chăm sóc. Mong rằng các bạn sẽ sớm áp dụng để giúp các bé mau khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Xuân Phương