Khi các mẹ mang thai 35 tuần (hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 3), cơ thể của thai nhi có nhiều thay đổi. Cân nặng và chiều dài của em bé tiếp tục phát triển, làn da hồng hào và mịn hơn, bé cũng dịch chuyển sâu xuống khung chậu hơn để chuẩn bị cho việc ra đời, cơ quan nội tạng cũng phát triển hoàn thiện, đặc biệt trí não.
Sự phát triển của em bé ở tuần 35
Khi thai 35 tuần, làn da của em bé sẽ trở nên hồng hào và mịn màng hơn. Tay chân của bé mũm mĩm. Tuy không còn nhiều không gian trong tử cung nhưng trong tuần này, cân nặng của bé sẽ tiếp tục tăng lên ở mức 2.378 kg. Trong vài tuần tiếp theo, cân nặng của bé cũng tiếp tục tăng.
Thai nhi đang ở vị trí ổn định và dần di chuyển xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị được ra đời. Sự di chuyển này sẽ giúp việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn, nhưng lại tác động tiêu cực đến bàng quang, vì sẽ bị chèn ép nhiều hơn do áp lực dồn về phía dưới tăng lên. Vì vậy, thai phụ nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Sự phát triển của em bé ở tuần 35
Khi mẹ mang thai 35 tuần, hầu hết các cơ quan nội tạng của bé đã hoàn thiện, thận của bé đã được phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số chất thải. Lúc này, chiều dài của bé tiếp tục phát triển lên vào khoảng 46.3 cm. Tốc độ phát triển trí não tiếp tục tăng lên nhanh chóng và sẽ tiếp tục trong suốt thời thơ ấu. Trong thời gian này, trọng lượng não của thai nhi tăng lên 10 lần.
Khi thai nhi càng phát triển hơn trong khi giới hạn tử cung của mẹ càng bị thu hẹp, các cú đá của bé sẽ tăng lên cả về tần suất lẫn hiệu lực, gây đau cho mẹ. Các mẹ có thể cảm nhận được sự thay đổi về đường kính của bụng theo thời gian vì em bé đang thay đổi kích thước.
Đối với thai song sinh, tử cung sẽ nhanh trở nên chật chội, trong trường hợp này các mẹ sẽ sinh sớm hơn so với những thai phụ mang thai một con. Trên thực tế, 37 tuần được xem là kỳ hạn cho cặp song sinh, vì vậy, các mẹ khi mang thai đôi nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh em bé.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 35 tuần
Chiều dài từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung gần tương đương với số tuần mẹ mang thai. Vì vậy, khi mang thai 35 tuần, chiều dài đó có thể là 35cm. Đây là một cách dễ dàng để có thể nhớ thời gian mang thai. Bước sang tuần thai thứ 35, khi thai nhi di chuyển dần xuống vùng chậu làm kích thích bàng quang gây ra các vấn đề như đi tiểu thường xuyên và tiểu không tự chủ.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 35 tuần.
Bây giờ, em bé đang trong thời gian chờ được ra đời nên mức độ “quậy phá” cũng tăng lên, ấn mạnh vào bàng quang và làm mẹ tăng nhu cầu đi tiểu. Ngoài ra, các mẹ có thể gặp trường hợp đi tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc cười.
Nếu các mẹ gặp phải triệu chứng trên thì cũng đừng nên cắt giảm lượng chất lỏng (nước, sữa,...) đưa vào cơ thể. Thay vào đó, hãy áp dụng các cách như làm nước tiểu ra ngoài hết bằng cách nghiêng về phía trước và nhớ cẩn thận lật úp về phía trước nếu mẹ mang thai bụng to, tập các bài tập Kegel để tăng cường cơ xương chậu.
Lời khuyên cho các mẹ khi mang thai tuần thứ 35
Dưới đây là các lời khuyên mà các mẹ nên chú ý khi mang thai 35 tuần:
-
Vào tuần thứ 35 này, các mẹ nên hạn chế ăn đồ ăn nguội, lạnh vì chúng làm tăng khả năng mắc các bệnh lây lan nhất là về tiêu hóa. Để hạn chế việc thừa cân quá nhiều sau sinh, bạn cũng nên hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ và đường. Các mẹ nên ăn nhiều đồ ăn chứa chất xơ như trái cây.
-
Duy trì những bài tập nhẹ nhàng, có thể đi bộ vào buổi sáng/tối để dễ sinh hơn.
- Bổ sung đầy đủ canxi bằng trái cây, sữa hay các viên uống chức năng dành riêng cho các mẹ bầu.
Lời khuyên cho các mẹ khi mang thai tuần thứ 35.
-
Khi thai nhi 35 tuần, các mẹ có thể nên nghỉ làm nhất là khi công việc thường xuyên phải chịu căng thẳng, đi lại xa xôi, khó khăn, hoặc khi các mẹ cảm thấy mình cần thêm thời gian để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho bé chào đời.
-
Hãy chăm chỉ đọc thêm thông tin để có một kỳ sinh nở thuận lợi, an toàn và khoa học nhất.
-
Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, hợp lý và khoa học.
-
Chuẩn bị túi đồ đi sinh đầy đủ vì mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào từ tuần thứ 35 trở đi.
-
Nếu dự định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy chuẩn bị những chiếc áo ngực dành riêng để thuận tiện cho con bú. Những dụng cụ vắt và bảo quản sữa cũng sẽ rất cần thiết khi nuôi bé bằng sữa mẹ.
-
Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để kịp thời đến bệnh viện.
-
Học cách phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh tình trạng sinh non, suy thai, thai chết lưu.
-
Thường xuyên theo dõi lượng nước ối.
-
Theo dõi cân nặng của bé trong 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
-
Học cách phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp lúc.
Sẵn sàng để sinh bé và chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho quá trình chăm sóc bé ngay những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời là việc các mẹ cần làm khi mang thai 35 tuần cũng như những ngày cuối cùng của thai kỳ. Nhưng các mẹ đừng quá căng thẳng và lo lắng mà hãy vui vẻ, tích cực, thoải mái điều này sẽ tốt cho thai nhi hơn.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp