Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sinh non 35 tuần, những vấn đề mẹ và bé sẽ phải đối mặt

Ngày 07/06/2022
Kích thước chữ

Tình trạng sinh non là một vấn đề thường gặp trong thai sản. Sinh non 35 tuần không hề hiếm gặp, các mẹ nên chú ý, tìm hiểu sớm để biết rõ nguyên nhân và rủi ro em bé sẽ gặp phải khi chào đời quá sớm.

Sinh non 35 tuần là khi mẹ sinh con ra ở tuần thứ 35. Thông thường thai nhi đủ 40 tuần hoặc hơn 38 tuần mới là thai nhi đủ ngày, đủ tháng và có thể nuôi sống ngoài tử cung mẹ. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu thật kỹ những vấn đề mà sinh non 35 tuần gây ra cho mẹ và bé.

Sinh non 35 tuần, những vấn đề mẹ và bé sẽ phải đối mặt 1
Sinh non tuần 35

Sinh non là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Sinh non là gì? 

Sinh non hay còn gọi là đẻ non. Là tình trạng chuyển dạ trước ngày dự sinh của em bé khoảng ba tuần, nói một cách dễ hiểu hơn, sinh non là trường hợp xảy ra trước khi bước vào tuần 37 của thai kỳ. 

Thời gian sinh non của bé được phân loại thành 3, cụ thể:

  • Thai kỳ dưới 28 tuần: Sinh cực non.
  • Thai kỳ từ 28 - 32 tuần: Sinh rất non.
  • Thai kỳ từ 32 đến 27 tuần: Sinh non vừa đến muộn.

Em bé chào đời ở tuần 35 tức là ở giai đoạn sinh non vừa đến muộn.

Nguyên nhân dẫn đến sinh non 35 tuần

Các mẹ chỉ có thể biết sinh non qua những yếu tố rủi ro dưới đây bởi nguyên nhân dẫn đến sinh non không hề rõ ràng:

  • Các mẹ đã có tiền sử sinh non, sảy thai.
  • Các lần mang thai quá gần nhau (dưới 6 tháng).
  • Mang thai song sinh, sinh ba.
  • Các vấn đề với nhau thai, tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu, chất kích thích.
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục, nước ối.
  • Thụ thai bằng phương pháp thụ tinh.
  • Mẹ bị tiểu đường hoặc huyết áp cao.
  • Thiếu cân hoặc thừa cân.
  • Stress, mắc các bệnh tâm lý khi mang thai.
  • Phá thai, sảy thai nhiều lần.

Dấu hiệu của sinh non

Các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế nếu như thấy mình có các dấu hiệu sau:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều.
  • Dịch tiết âm đạo thay đổi (nhầy, lỏng hoặc có máu).
  • Đau vùng thắt lưng âm ỉ, liên tục.
  • Vùng chậu hoặc dưới bụng bị tăng áp lực.
  • Đau kèm với các cơn co thắt tử cung hoặc đau quặn bụng dưới như đau bụng kinh.
  • Màng ối bị vỡ.

Dáng hình của em bé sinh non

Trước tiên, các em bé sẽ trông rất yếu và nhỏ bé.

  • Mí mắt của em bé sẽ không thể mở ra. Sau 30 tuần mới có thể ngắm nhìn xung quanh.
  • Em bé không có chất béo ở dưới da để giữ ấm, da bị khô hoặc bóng do không phát triển đầy đủ.
  • Không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhịp tim hoặc nhịp thở, dễ co giật, không thể tỉnh táo, khập khiễng.
  • Bộ phận sinh dục kém phát triển, nhỏ.
  • Nhiều lông mềm mại trên cơ thể nhưng ít tóc trên đầu.

Các vấn đề mẹ và bé sẽ phải đối mặt 

Sinh non 35 tuần, những vấn đề mẹ và bé sẽ phải đối mặt 2
Sinh non tuần 35 sẽ khiến mẹ và bé gặp nhiều nguy hiểm

Sinh non 35 tuần không chỉ gây nguy hiểm cho bé, mà cả mẹ cũng gặp một số vấn đề nhất định như phải sinh mổ, cùng một số các bệnh như:

Một số bệnh các mẹ có thể mắc phải

  • Giãn tĩnh mạch;
  • Chảy máu nướu;
  • Bệnh trĩ;
  • Co thắt Braxton Hicks;
  • Viêm da;
  • Vấn đề về não;
  • Các cơn nhức đầu;
  • Viêm da.

Các vấn đề mà bé có thể mắc phải

Không phải trẻ sinh non nào cũng mắc phải các bệnh, các biến chứng, tuy nhiên việc sinh ra quá sớm sẽ khiến trẻ có nguy cơ biến chứng cao hơn. 

  • Vấn đề về tim mạch;
  • Vấn đề về thính giác, về thị lực, nha khoa;
  • Vấn đề về hô hấp;
  • Vấn đề về não, tim mạch;
  • Cơ thể khó kiểm soát nhiệt độ;
  • Vấn đề về máu;
  • Vấn đề về ruột - dạ dày;
  • Vấn đề về hệ thống miễn dịch, về trao đổi chất;
  • Các bệnh mãn tính: Hen suyễn, trí tuệ não, bại não, về hành vi và tâm lý, về thị lực;...

Lưu ý cho các mẹ ở tuần 35, tránh tình trạng sinh non

Sinh non 35 tuần, những vấn đề mẹ và bé sẽ phải đối mặt 3
Mẹ cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng để tránh tình trạng sinh non

Khi mang thai, các mẹ nên để tâm lý mình thoải mái, thư giãn và chuẩn bị những điều kiện để phòng tránh tình trạng sinh non:

  • Chăm sóc bản thân thật tốt, chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, thuốc lá, khám thai định kỳ, sàng lọc trước sinh.
  • Bổ sung các chất cần thiết, bổ sung vitamin C, progesterone…
  • Thường xuyên đi bộ, bơi lội, yoga… nhưng phải có lời khuyên của bác sĩ.
  • Chuẩn bị những vận dụng cho quá trình sinh nở.

Quá trình mang thai, sinh nở quả thật là một quá trình gian nan và vất vả. Dù có chuyện gì, mong các mẹ hãy luôn vững vàng tâm lý, chăm sóc bản thân thật tốt. Chúc các mẹ sẽ có thêm những thông tin bổ ích để luôn giữ cho mình và em bé khỏe mạnh. 

Phương Thảo

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin