Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong các phương pháp phẫu thuật nang màng nhện thì mổ nội soi phá nang màng nhện là phương pháp an toàn thường được sử dụng. Vậy mổ nội soi phá nang màng nhện là phẫu thuật gì, được chỉ định khi nào?
Một số trường hợp bệnh nhân có nang màng nhện và được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện, lúc này, các bệnh nhân cũng như người nhà rất hoang mang, lo lắng về những biến chứng cũng như thắc mắc trong phẫu thuật sẽ thực hiện những bước nào. Bài viết sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức về phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện này.
Nang màng nhện là một khối u làm choáng chỗ, lành tính chứa dịch não tủy bên trong nang và vị trí của nang là ở hệ thần kinh trung ương. Đa số các trường hợp nang màng nhện là tổn thương lành tính, có thể nằm ở các vị trí khác nhau như: Nội sọ (đa số nằm ở vị trí trên lều, có hoặc không thông thương với khoang dưới nhện), tủy sống, quanh dây thần kinh. Các vị trí thường gặp nhất của nang màng nhện:
Nguyên nhân và cơ chế tạo nang màng nhện thường là do quá trình phát triển phần não bất thường từ lúc còn là bào thai, bất thường phát triển màng nhện hay dính màng nhện do chấn thương, xuất huyết dưới nhện, viêm màng não hoặc do những tai biến y khoa. Thông thường, đa số nang màng nhện thường được phát hiện một cách tình cờ và không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu có thì triệu chứng của nang sẽ không đặc hiệu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước nang to hay nhỏ, vị trí của nang có làm chèn ép não hay tủy sống,...
Một số triệu chứng của nang màng nhện bao gồm :
Nang màng nhện nhỏ và không gây triệu chứng trên lâm sàng thường sẽ được theo dõi, thăm khám định kỳ hoặc điều trị bảo tồn. Nhưng khi nang lớn dần hoặc gây chèn ép, tổn thương các cơ quan lân cận như não, tủy sống và gây ra các triệu chứng trên lâm sàng thì sẽ có chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ nang. Nội soi phá nang màng nhện là một phương pháp ít xâm lấn và đem lại hiệu quả cao nên thường được lựa chọn.
Các trường hợp có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để phá nang màng nhện sẽ là những nang có vị trí ở:
Sau khi phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện, một số biến chứng ngoài ý muốn có thể xảy ra như tụ dịch, tụ máu dưới màng cứng, chảy máu vết mổ, động kinh, yếu liệt hay nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Tuy có thể gặp những biến chứng trên nhưng phẫu thuật nội soi an toàn hơn mổ hở và mang lại khả năng hồi phục sớm hơn cho người bệnh.
Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt nang màng nhện bao gồm 4 bước chính gồm:
Bác sĩ thực hiện thao tác rạch da để bộc lộ xương sọ, sau đó khoan và mở nắp sọ. Tùy vào vị trí và kích thước của nang màng nhện mà vị trí rạch da, mở nắp sọ sẽ khác nhau. Nguyên tắc chọn lựa vị trí để phẫu thuật mở xương là sẽ chọn đường mở ngắn nhất từ nơi rạch da tới nang màng nhện, không đi qua vùng não có chức năng và vùng bị nhiễm trùng.
Mở màng cứng đến khi có thể bộc lộ, tiếp cận được nang màng nhện. Sau đó cần bộc lộ phần thành trước nang màng nhện sao cho khoảng cách đủ rộng để ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật khác có thể đưa vào trong lòng nang để thực hiện thao tác cắt bỏ nang màng nhện hay thực hiện dẫn lưu dịch ra bên ngoài.
Đây là thao tác quan trọng, cần nhiều thời gian nhất. Mở nang ở vị trí thành trước nang và hút dịch não tủy, sau đó đưa ống nội soi vào trong nang nang màng nhện, đánh giá nang dịch, đánh giá các cấu trúc thành nang và đánh giá các cơ quan xung quanh như: Mạch máu, dây thần kinh, não thất. Xác định vị trí thành nang màng nhện sẽ mở thông hút dịch ra ngoài hoặc phần thành nang màng nhện sẽ cắt bỏ.
Trong trường hợp khó xác định được vị trí của thành nang sẽ mở thông, cần sự trợ giúp của hệ thống neuronavigation. Nếu thành nang rộng, chỉ cắt bỏ một phần thành nang và kiểm tra kỹ trong nang trước khi đóng màng cứng. Ống nội soi được sử dụng để nội soi phá nang màng nhện bao gồm ống 0 độ, 30 độ, 45 độ và 70 độ.
Bước cuối cùng là đóng màng cứng, cố định nắp sọ đã mở và may đóng lại da.
Sau khi phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện, bệnh nhân cần được theo dõi sát về hô hấp, tuần hoàn, tri giác, vận động để kịp thời phát hiện các bất thường hay biến chứng do tổn thương các vùng não sau mổ. Vết mổ cần được vệ sinh thay băng vô khuẩn thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Xem thêm: