Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Căn bệnh nguy hiểm, đe doạ tính mạng

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực bên trong hộp sọ có thể do hoặc gây ra chấn thương sọ não. Tăng áp lực nội sọ là một vấn đề y tế nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Áp lực có thể làm tổn thương não hoặc tủy sống bằng cách đè lên các cấu trúc quan trọng và hạn chế lưu lượng máu vào não.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì? 

Áp lực nội sọ là áp lực tạo ra bởi các chất lỏng như dịch não tủy (CSF: Cerebrospinal fluid) bên trong hộp sọ và trên mô não. ICP được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg) và ở trạng thái nghỉ, bình thường là 7-15mmHg đối với người lớn nằm ngửa.

Tăng áp lực nội sọ (ICP: Intracranial pressure) là sự gia tăng áp lực xung quanh não mà nguyên nhân có thể là do sự gia tăng lượng chất lỏng xung quanh não. Ví dụ, có thể có lượng dịch não tủy tăng lên tự nhiên đệm não hoặc tăng lượng máu trong não do chấn thương hoặc khối u bị vỡ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng ICP bao gồm:

  • Đau đầu;

  • Buồn nôn, nôn mửa;

  • Tăng huyết áp;

  • Giảm khả năng trí óc;

  • Hoang mang, lú lẫn, mất ý thức;

  • Tầm nhìn đôi, đồng tử không phản ứng với những thay đổi của ánh sáng;

  • Suy hô hấp, co giật, kích động, hôn mê.

Nhiều trong số các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng với các bệnh lý khác, nhưng những triệu chứng như nhầm lẫn và thay đổi hành vi là những dấu hiệu ban đầu phổ biến của tăng áp lực nội sọ. 

Tác động của hội chứng tăng áp lực nội sọ đối với sức khỏe 

ICP tăng là một tình trạng đe dọa tính mạng. Một người có các triệu chứng của tăng ICP nên được trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hội chứng tăng áp lực nội sọ

Tăng áp lực nội sọ cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong khác như đột quỵ, u não hoặc chấn thương đầu gần đây.

Việc điều trị chậm trễ hoặc không giảm áp lực nội sọ có thể gây tổn thương não tạm thời, tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê lâu dài, thậm chí tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng áp lực nội sọ

Nguyên nhân dẫn đến ICP là do mô não bị sưng, chấn thương hoặc do bệnh tật (chứng phình động mạch não, khối u, úng não), nhiễm trùng (như viêm màng não hoặc viêm não) hoặc tăng huyết áp nội sọ lành tính. 

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng tăng áp lực nội sọ?

Người lớn tuổi và trẻ em là hai đối tượng có nguy cơ dễ té ngã gây chấn thương đầu, nguyên nhân thường dẫn đến ICP.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng tăng áp lực nội sọ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ, bao gồm: Chấn thương, té ngã.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ

Chẩn đoán

Khai thác tiền sử bệnh nhân như:

  • Tiền sử gia đình.

  • Chấn thương đầu trước đó.

  • Bệnh về não như khối u não, tăng huyết áp nội sọ,...

Xét nghiệm

Chẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp hữu ích để xác định nguyên nhân gây TCP, ngoài ra còn có xét nghiệm công thức máu để xem có tình trạng viêm nhiễm hay không.

Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ hiệu quả

Mục tiêu cấp thiết nhất của việc điều trị là giảm áp lực bên trong hộp sọ bằng một số cách như:

  • Đặt shunt qua một lỗ nhỏ trong hộp sọ hoặc trong tủy sống để dẫn lưu dịch não tủy dư thừa;

  • Sử dụng các loại thuốc như mannitol và nước muối ưu trương để giảm áp lực;

  • Thuốc an thần để giảm lo lắng và phản ứng thần kinh;

  • Phẫu thuật loại bỏ một phần hộp sọ để cho phép không gian não của bạn mở rộng mà không bị tổn thương (phẫu thuật cắt sọ);

  • Làm chậm chức năng thần kinh để giảm thiệt hại;

  • Gây hạ thân nhiệt để hạ nhiệt độ cơ thể tổng thể và làm chậm quá trình trao đổi chất.

Bước tiếp theo trong việc điều trị ICP tăng là tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề ngay từ đầu. Nếu áp lực nội sọ tăng lên do những nguyên nhân như nhiễm trùng hoặc đột quỵ thì cần được điều trị cùng với việc tăng ICP.

Một số thuốc dùng trong điều trị ICP như: Amiodarone, chlordecone, cyclosporine, leuprolide, levothyroxine, lithium carbonate, nalidixic acid, sulfonamide, tetracycline, doxycycline, minocycline, isotretinoin.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngân ngừa chấn thương đầu.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa hội chứng tăng áp lực nội sọ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Ngăn ngừa chấn thương đầu như đội nón bảo hiểm khi vận động, lái xe hoặc chơi thể thao.

  • Thắt dây an toàn và lái xe an toàn.

  • Vận động cẩn thận tránh té ngã.

Nguồn tham khảo
  1. MSDmaunuals: https://www.msdmanuals.com

  2. Healthline: https://www.healthline.com/health/increased-intracranial-pressure 

  3. MedlinePlus: https://medlineplus.gov/ency/article/000793.html

Các bệnh liên quan

  1. Rối loạn chức năng não sau hóa trị

  2. U màng ống nội tủy

  3. Bại não

  4. Viêm tai giữa thủng màng nhĩ

  5. U nhầy xoang trán

  6. Ung thư mũi

  7. Đau đầu mạn tính

  8. Đau nửa đầu

  9. Khàn tiếng

  10. Nhiễm trùng thần kinh