Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Viêm xương sọ hay còn được biết đến với tên gọi viêm tủy xương sọ hoặc viêm tủy xương nền sọ, là một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, nguy cơ gây nhiễm trùng cho hệ thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề phẫu thuật viêm xương sọ, khi nào cần phẫu thuật và quy trình thực hiện ra sao.
Bộ xương đầu của chúng ta bao gồm cả xương và sụn, tạo thành cấu trúc khuôn mặt và bao quanh hộp sọ, bên trong chứa não. Chúng ta có thể thấy xương ở phía đỉnh của hộp sọ. Đáy của bộ xương đầu không chỉ tạo ra hốc mắt, nóc mũi và một số xoang mà còn bao gồm nhiều xương xung quanh tai. Nền sọ là một khu vực phức tạp, đặc trưng bởi nhiều khe hở khác nhau, là nơi tập trung tủy sống, mạch máu và dây thần kinh.
Khi xương sọ gặp vấn đề viêm nhiễm, bắt buộc chúng ta cần điều trị viêm xương sọ càng sớm càng tốt. Vậy, khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ và quy trình thực hiện ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Viêm xương sọ là một bệnh lý hiếm gặp, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân, thường xuất phát từ biến chứng của nhiễm trùng các mô lân cận như viêm tai ngoài ác tính, đi kèm với những tình trạng như huyết khối trong xoang tĩnh mạch, viêm màng não, áp xe, xâm lấn động mạch cảnh.
Nguyên nhân của viêm xương sọ có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng ở vùng mũi như viêm xoang bướm hoặc xoang sàng, không liên quan đến viêm tai ngoài.
Bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt là ở nhóm tuổi trên 65, những người mắc bệnh rối loạn huyết học, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Các triệu chứng của người bị viêm xương sọ có thể bao gồm đau đầu, đau tai, chảy nước tai, suy giảm thính lực và rối loạn chức năng thần kinh sọ.
Bệnh viêm xương sọ được phân thành hai loại chính là điển hình và không điển hình. Cụ thể như sau:
Phẫu thuật viêm xương sọ thường được chỉ định nhằm để loại bỏ những tình trạng bất thường như nhiễm trùng, áp xe, gây ảnh hưởng đến bộ phận não và hệ thần kinh trung ương. Dưới đây là một số chỉ định cho việc phẫu thuật viêm xương sọ:
Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm xương nền sọ có thể thực hiện theo hai hướng chính. Mặc dù phương pháp phổ biến là sử dụng kỹ thuật nội soi, tuy nhiên phẫu thuật mở cũng là một lựa chọn có thể được áp dụng, tùy thuộc vào loại tăng trưởng cần loại bỏ và vị trí của nó.
Hai phương pháp phẫu thuật viêm xương sọ là:
Quy trình thực hiện phẫu thuật viêm xương sọ bao gồm các bước chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các bước thực hiện:
Sau khi trải qua phẫu thuật viêm xương sọ thì đội ngũ y bác sĩ sẽ tiếp tục chăm sóc bệnh nhân một cách tỉ mỉ. Mục tiêu chính của họ là giúp bệnh nhân hồi phục và trở lại các hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo rằng không có sự tái phát bệnh, nhiều người có thể được yêu cầu thực hiện các cuộc chụp ảnh lặp lại.
Vì phẫu thuật này có thể gây ra căng thẳng lớn nên sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình là rất quan trọng. Ngoài ra, nhóm điều trị cũng có thể cung cấp hỗ trợ tinh thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cả người bệnh cùng gia đình.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về vấn đề phẫu thuật viêm xương sọ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm kiến thức để biết được khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ và quy trình thực hiện ra sao. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.