Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay tình trạng phát triển quá sớm ở trẻ nhỏ gây nên nhiều hệ lụy, tác động tới thể chất và tâm lý của trẻ. Khi nào cần tầm soát dậy thì sớm cho trẻ là chủ đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hiện tượng này nhé!
Dậy thì sớm là tình trạng khi cơ thể của trẻ nhỏ có sự thay đổi, chuyển từ một đứa trẻ sang cơ thể của người trưởng thành quá sớm, trước khi tâm lý của trẻ sẵn sàng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất của trẻ như giảm chiều cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc gây lo lắng cho trẻ. Vậy khi nào cần tầm soát dậy thì sớm?
Dậy thì sớm là một hiện tượng trong đó trẻ em, đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên, trải qua quá trình dậy thì, phát triển tình dục sớm hơn so với tuổi bình thường. Điều này bao gồm sự thay đổi về kích thước, hình dạng của cơ thể, phát triển các đặc tính giới tính thứ cấp như lông mu, sự thay đổi của vú và giọng nói.
Trẻ được coi là dậy thì sớm khi quá trình này xảy ra trước 8 tuổi ở nữ hoặc trước 9 tuổi ở nam. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào tiêu chuẩn và đánh giá của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Sau đó, tình trạng rối loạn dậy thì sẽ diễn ra nhanh chóng rồi ngừng lại khi trẻ đã đạt tiềm năng chiều cao di truyền đầy đủ.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây dậy thì sớm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là thay đổi trong hoạt động của hormone tình dục là estrogen ở nữ và testosterone ở nam giới. Cả hai loại nội tiết tố này đều được kích thích bởi hormone giải phóng gonadotropin (GnRH).
Bên cạnh đó, còn có sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như thức ăn, tiếp xúc với hóa chất và tác động của tình trạng sức khỏe tổng thể.
Theo thống kê, nguy cơ mắc tình trạng dậy thì sớm ở bé gái cao gấp 10 lần so với bé trai. Đồng thời, hiện tượng này cũng dễ gặp phải ở trẻ bị thừa cân, béo phì.
Dậy thì sớm thường kèm theo một số tác hại đối với sức khỏe và tâm lý của trẻ. Dưới đây là tác động tiêu cực thường gặp của việc trẻ dậy thì sớm, bao gồm:
Khi nào cần tầm soát dậy thì sớm ở trẻ là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Đầu tiên, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân của dậy thì sớm ở trẻ có thể rất đa dạng, từ rối loạn hormone đến nhiễm trùng, khối u hoặc chấn thương não. Một số trường hợp, nguyên nhân cụ thể không thể xác định.
Việc tầm soát dậy thì sớm ở trẻ giúp đưa ra quyết định can thiệp kịp thời để trẻ có cơ hội phát triển bình thường, tránh những tác hại tiềm năng sau này. Mục tiêu điều trị dậy thì sớm thường là trì hoãn sự phát triển cơ thể của trẻ.
Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời về dậy thì sớm ở trẻ giúp tránh được nhiều hậu quả tiêu cực cho sự phát triển sau này của trẻ, đồng thời cải thiện chiều cao, giảm ý muốn quan hệ tình dục sớm, dự phòng rối loạn tâm lý cho trẻ.
Bậc phụ huynh cần nhận thức về tầm quan trọng của việc theo dõi sự phát triển của con và trao đổi với chuyên gia y tế khi cần thiết.
Hiện tượng dậy thì sớm thường gây ra do đa dạng nguyên nhân nhưng cha mẹ có thể giảm bớt nguy cơ bằng những biện pháp dưới đây, cụ thể:
Mặt khác, một số người truyền tai nhau rằng sữa có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ nhưng hiện nay chưa có bằng chứng khoa học khẳng định mối liên hệ này. Bên cạnh đó, việc không cung cấp đủ nguồn sữa bổ sung cho trẻ gây thiếu hụt canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, việc cung cấp đủ canxi qua sữa và các thực phẩm khác có thể đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về tầm soát dậy thì sớm. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nhỏ bao gồm đặc điểm nhận biết, tác hại cũng như cách phòng tránh hiện tượng này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.