Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Khi nào cần thực hiện mũi phế cầu nhắc lại? Lưu ý cần biết khi tiêm vắc xin phế cầu

Ngày 16/10/2024
Kích thước chữ

Vắc xin phế cầu là một biện pháp phòng ngừa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch suy giảm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu lịch thực hiện mũi phế cầu nhắc lại.

Thực hiện mũi phế cầu nhắc lại theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng quốc gia góp phần nâng cao khả năng phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Cần theo dõi lịch tiêm, thực hiện đúng quy trình để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Tổng quan về vắc xin phòng bệnh do phế cầu

Vắc xin phế cầu là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để chống lại các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa. Được khuyến cáo tiêm chủng ở nhiều quốc gia trên thế giới, vắc xin Prevenar 13 là một lựa chọn hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như người lớn trước các bệnh nguy hiểm này.

Về độ tuổi tiêm chủng, đối với trẻ sinh đủ tháng, vắc xin Prevenar 13 được tiêm khi trẻ tròn 6 tuần tuổi, trong khi trẻ sinh non từ 28 đến 36 tuần nên bắt đầu tiêm khi tròn 2 tháng tuổi. Đặc biệt, không có giới hạn về độ tuổi tối đa cho việc tiêm vắc xin phế cầu, giúp mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn, có thể được bảo vệ trước nguy cơ mắc bệnh.

khi-nao-can-thuc-hien-mui-phe-cau-nhac-lai-luu-y-cha-me-can-biet-khi-cho-con-tiem-vac-xin 1.jpg
Vắc xin Prevenar 13 ngăn ngừa các bệnh do phế cầu gây ra

Một trong những điểm đáng chú ý khi tiêm Prevenar 13 là sự tương tác với các vắc xin khác. Theo khuyến cáo, vắc xin này có thể được tiêm cùng ngày với các loại khác tại các vị trí khác nhau trên cơ thể.

Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm như bị cắt lách, suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm HIV, nên tiêm Prevenar 13 trước và giữ khoảng cách ít nhất 1 tháng trước khi tiêm Menactra, để tránh giảm đáp ứng miễn dịch đối với một số tuýp vi khuẩn phế cầu.

Khi việc tiêm cùng ngày với các vắc xin khác như Menactra, Mengoc BC, Bexsero là cần thiết, có thể sẽ gây tăng đau kèm sưng nề tại vị trí tiêm, do đó cần tư vấn đầy đủ cho người tiêm để có sự lựa chọn phù hợp.

Đặc biệt, cần thận trọng khi sử dụng paracetamol cùng ngày tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, vì có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc xin Prevenar 13. Tuy nhiên, tác động này chưa được xác định rõ ràng về ý nghĩa lâm sàng.

Bên cạnh đó, khi tiêm Prevenar 13 cùng lúc với Infanrix Hexa, có nguy cơ tăng các tác dụng phụ như co giật, giảm phản ứng hoặc giảm trương lực cơ (HHE). Do đó, cần tư vấn kỹ càng, giải thích cho người tiêm để đảm bảo hiểu rõ các rủi ro và lợi ích.

Về các trường hợp chống chỉ định, Prevenar 13 không nên được tiêm cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Trong khi đó, người đang mắc bệnh lý cấp tính cần hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định, đồng thời ít nhất phải hết sốt trong vòng 3 ngày trước khi tiêm. Đối với những trường hợp bệnh bẩm sinh hoặc mãn tính chưa ổn định, việc tiêm chủng cũng cần được trì hoãn cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát.

Khi nào cần thực hiện mũi phế cầu nhắc lại? Lưu ý cha mẹ cần biết khi cho con tiêm vắc xin 2
Nếu trẻ còn sốt cần hoãn tiêm vắc xin

Khi nào cần tiêm mũi phế cầu nhắc lại?

Vắc xin Prevenar 13 là một trong những loại tiêm chủng quan trọng nhằm phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc bảo vệ sức khỏe, việc tiêm phòng vắc xin này cần được thực hiện theo lịch tiêm cụ thể, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Đối tượng tiêm chủng bắt đầu từ trẻ tròn 6 tuần tuổi trở lên. Lịch tiêm cho trẻ sẽ có sự khác biệt tùy theo từng độ tuổi, với các mũi tiêm được quy định cụ thể.

Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi, quy trình tiêm sẽ gồm 4 mũi: Mũi đầu tiên được tiêm lần đầu tiên, sau đó là mũi phế cầu nhắc lại thứ hai sau 1 tháng, mũi thứ ba sau 1 tháng từ mũi thứ hai và cuối cùng là mũi thứ tư sẽ được tiêm sau 8 tháng kể từ mũi thứ ba.

Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi, lịch tiêm sẽ bao gồm 3 mũi: Mũi đầu tiên sẽ được tiêm lần đầu tiên, tiếp theo là mũi phế cầu nhắc lại thứ hai sau 1 tháng, và mũi thứ ba sẽ được tiêm sau 6 tháng từ mũi thứ hai.

Đối với trẻ từ 1 đến dưới 2 tuổi, lịch tiêm sẽ gồm 2 mũi, trong đó mũi đầu tiên là lần tiêm đầu tiên và mũi phế cầu nhắc lại thứ hai sẽ được tiêm 2 tháng sau mũi đầu tiên. Cuối cùng, đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn, chỉ cần tiêm 1 liều đơn, không cần tiêm mũi phế cầu nhắc lại.

Liều dùng cho mỗi mũi tiêm là 0,5ml, được thực hiện theo đường tiêm bắp tại một chi. Việc tiêm mũi phế cầu nhắc lại rất quan trọng, đặc biệt là khi trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Đối với trẻ đã tiêm đủ các mũi tiêm ban đầu, cần theo dõi và thực hiện mũi phế cầu nhắc lại theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, nhằm đảm bảo duy trì mức kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào cần thực hiện mũi phế cầu nhắc lại? Lưu ý cha mẹ cần biết khi cho con tiêm vắc xin 3
Khi nào cần tiêm mũi phế cầu nhắc lại?

Lưu ý cần biết khi tiêm mũi phế cầu nhắc lại

Khi cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu, việc cha mẹ chú ý đến các yếu tố sức khỏe của trẻ để đảm bảo an toàn, hiệu quả của việc tiêm phòng. Dưới đây là những lưu ý cha mẹ cần nắm rõ khi cho trẻ tiêm mũi phế cầu nhắc lại, bao gồm:

  • Theo dõi các vấn đề về sức khỏe trước khi tiêm: Trẻ có tiền sử bệnh lý như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp cần thận trọng. Trước khi tiêm, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để được tư vấn phù hợp.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu khuẩn: Trẻ mắc các bệnh lý như suy chức năng lách, nhiễm HIV, bệnh hồng cầu hình liềm hay các bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Đối với đối tượng trên, việc tiêm vắc xin phế cầu nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt khi trẻ dưới 2 tuổi.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi cần được theo dõi cẩn trọng trong vòng 48 - 72 giờ sau khi tiêm. Trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề như suy hô hấp hoặc ngừng thở tiềm tàng, vì vậy cần có sự giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và xử lý khi có dấu hiệu bất thường.
  • Một lưu ý đặc biệt mà cha mẹ cần nắm rõ là nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin sẽ có chống chỉ định tiêm. Việc này nhằm bảo vệ trẻ khỏi các phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra sau tiêm.
\Khi nào cần thực hiện mũi phế cầu nhắc lại? Lưu ý cha mẹ cần biết khi cho con tiêm vắc xin 4
Trước khi tiêm, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ 

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả kế hoạch thực hiện mũi phế cầu nhắc lại. Việc tiêm nhắc lại vắc xin phế cầu cho trẻ rất cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn hàng đầu với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệp, trang thiết bị hiện đại với nhiều loại vắc xin đảm bảo chất lượng, phù hợp cho mọi đối tượng từ trẻ em tới người trưởng thành.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin