Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang?

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ

Khi mới sinh dạ dày trẻ em rất nhỏ và nằm ngang, cao các lớp co thắt còn yếu và hoạt động chưa ổn định nên trẻ hay bị nôn trớ. Tình trạng nôn trớ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang?

Để hiểu rõ thông tin về việc khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang và trả lời được những thắc mắc, giúp bạn giảm bớt lo lắng khi chăm sóc trẻ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! 

Dạ dày của trẻ sơ sinh như thế nào?

Một số thông tin cơ bản về dạ dày của trẻ sơ sinh giúp chúng ta hiểu được phần nào về tần suất bú của trẻ. Đồng thời khi biết rõ chúng ta sẽ có cách chăm trẻ tốt nhất.

Cấu tạo của dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao. Khi trẻ mới chào đời hoạt động của dạ dày mới chỉ bắt đầu nên chưa ổn định, các lớp co thắt còn yếu nên trẻ rất hay bị nôn trớ khi bú sữa. Thành dạ dày có săn chắc nhưng lại chưa căng như ở người lớn. Vì vậy khi trẻ mới chào đời dạ dày chỉ chứa được một lượng sữa rất ít mỗi lần bú chỉ chừng một muỗng canh sữa.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào mới chuyển về tư thế nằm dọc?-1
Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào mới chuyển về tư thế nằm dọc?

Trẻ mới sinh ra cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn non yếu và xốp đồng thời hoạt động đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều. Đây cũng là nguyên nhân khiến gây khó cho cha mẹ khi chăm sóc con trong thời gian mới sinh.

Khi mới sinh, dạ dày trẻ bằng như nào?

Trước khi chào đời, dạ dày trẻ rất nhỏ và trẻ không bao giờ cảm thấy đói và nhu cầu ăn uống. Giai đoạn này trẻ vẫn được mẹ nuôi dưỡng đầy đủ. Chất dinh dưỡng được truyền qua nhau thai của mẹ. Vì vậy khi trẻ sinh ra dạ dày mới bắt đầu hoạt động. Các mẹ cần chú ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để trẻ thích nghi dần. Đồng thời qua thời gian các bữa ăn tăng lên, thể tích dạ dày cũng tăng dần lên. Vì vậy thời gian này, kích thước dạ dày sẽ tăng dần lên. Nhu cầu ăn uống của trẻ cũng tăng dần lên. Mẹ cần nắm bắt thông tin này để chăm sóc và cung cấp đầy đủ lượng sữa cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí lực.

Ngày đầu tiên được sinh ra, dạ dày của trẻ rất nhỏ. Nhỏ đến mức khi biết thông tin này thì các bạn sẽ ngạc nhiên. Kích thước ban đầu chỉ nhỏ như hạt dẻ. Do khi còn trong bụng mẹ trẻ không tiêu thụ thức ăn ở dạ dày. Vì kích thước dạ dày quá nhỏ như vậy nên mỗi lần bú trẻ chỉ cần một lượng sữa khoảng 1 muỗng canh mà thôi. Vì vậy thời gian này bạn nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa để bé không bị đói. Đồng thời bé cần được cung cấp đủ lượng sữa giúp cho trẻ phát triển bình thường.

Khi trẻ được 2 ngày tuổi, lúc này dạ dày của trẻ đã to hơn do bắt đầu hoạt động và chứa lượng sữa khi trẻ bú vào. Lúc này dạ dày đã to bằng quả đào (khoảng 14ml sữa). Như vậy đến ngày thứ 2 mỗi lần trẻ bú no phải cần 14ml sữa. Trong thời gian này mỗi cữ bú của trẻ là từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng một lần.

Bước sang ngày thứ 3, dạ dày của trẻ tiếp tục tăng lên và to khoảng bằng quả óc chó (tương đương 27ml sữa). Ngày thứ 3 dạ dày tăng gấp đôi so với ngày thứ 2. Cữ bú của ngày thứ 3 trẻ cần bú 27ml sữa/lần mới đủ no.

Khi trẻ được một tuần tuổi đồng thời dạ dày cũng tăng lên và trẻ sẽ uống nhiều sữa hơn trong một cữ. Thời gian này trẻ bắt đầu tăng cân sau những ngày đầu tiên sụt cân. Mỗi ngày trẻ có thể làm ướt 6 miếng tã lót. Như vậy mới được coi là trẻ bú đủ sữa.

Khi trẻ được 2 tuần tuổi dạ dày của bé khoảng bằng quả trứng. Bé có thể uống được nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, đến lúc này dạ dày sẽ tăng chậm lại một chút. Nhưng dạ dày vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi có dung tích từ 1 - 4 lít.

Trẻ sơ sinh có thể bị giãn dạ dày nếu cho trẻ ăn quá nhiều so với dung tích dạ dày của trẻ. Khi trẻ mới sinh ra dạ dày còn rất nhỏ và lượng sữa cần cũng rất ít chỉ khoảng 5ml mỗi lần bú. Vì vậy đòi hỏi sự chăm sóc của cha mẹ rất cẩn thận. Chỉ cần bú một lượng sữa vượt với thể tích của dạ dày sẽ làm cho dạ dày trẻ bị giãn. Giãn dạ dày dẫn tới tình trạng trào ngược. 

Nếu cho bé ăn nhiều thậm chí còn làm cho bé bị nghẽn đường thở, tím tái. Nếu gặp tình trạng ngày cần cấp cứu ngay. 

Khi nào dạ dày trẻ sơ sinh hết nằm ngang?

Câu hỏi dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào được rất nhiều người thắc mắc. Dạ dày nằm ngang có phải là nguyên nhân dẫn tới việc nôn trớ của trẻ không? Khi trẻ mới sinh ra những ngày đầu mẹ cần có đầy đủ kiến thức nuôi con và hiểu được những vấn đề liên quan đến dạ dày sẽ giúp trẻ chống lại các cơn nôn trớ. Tình trạng trào ngược dạ dày do dạ dày nằm ngang của bé mang lại. Khi trẻ lớn dần, hệ thống tiêu hóa của trẻ cũng dần ổn định và hoạt động đều hơn tốt hơn. Vậy đến khi nào dạ dày bé hết nằm ngang? Đó là khi trẻ được 9 - 12 tháng lúc này dạ dày trẻ sẽ chuyển về tư thế nằm dọc. Khi dạ dày chuyển về tư thế nằm dọc tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày sẽ giảm dần.

Nhìn chung là hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa toàn diện và đầy đủ nên việc bú mẹ vẫn là thích hợp nhất. Hạn chế cho trẻ bú sữa công thức hay sữa bò khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào mới chuyển về tư thế nằm dọc?-2
Sau 9 đến 12 tháng dạ dày trẻ sẽ chuyển về tư thế nằm dọc

Cách hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, còn nhỏ nên co bóp kém và ăn chế độ ăn nhiều chất lỏng nên dễ bị trào ngược dạ dày. Cách nào để giải quyết được tình trạng nôn trớ của trẻ.

Chia nhỏ bữa ăn cho ăn thường xuyên

Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều bữa sẽ giảm được tình trạng nôn trớ. Bởi vì nếu dạ dày đầy quá sẽ khiến bé bị nôn trớ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên hạn chế một số thức ăn gây hại dạ dày.

Kích thước bình và núm vú

Khi trẻ bú bình, núm vú cũng có thể gây nên tình trạng đầy hơi. Để bé không bị đầy hơi mẹ phải kiểm tra núm vú luôn đầy sữa để tránh bé nuốt không khí vào bụng.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào mới chuyển về tư thế nằm dọc?-3
Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Tư thế khi cho trẻ ăn

Khi cho trẻ ăn cũng cần đúng tư thế để tránh việc nôn trớ. Cần giữ cho bé thẳng không nghiêng vẹo, không cho bé ngủ hoặc nằm ngay sau khi vừa ăn xong và kê đầu bé cao vừa phải.

Cho trẻ ợ hơi sau khi ăn

Một cách giảm tình trạng đầy hơi hiệu quả bằng cách giúp bé ợ hơi. Sau khi trẻ bú xong nên bế bé trên vai sau đó vỗ nhẹ để bé ợ hơi. Sau mỗi lần cho trẻ bú đều nên làm động tác này bé sẽ không bị đầy hơi. Có nhiều cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ. Bế bé tựa đầu vào vài sau đó vỗ nhẹ trên lưng trẻ hoặc đặt bé trên đùi một tay đỡ cằm một tay vỗ cho bé ợ hơi. Có thể đặt bé nằm sấp trên đùi xoa lưng hoặc vỗ nhẹ cho bé ợ hơi. Có thể thực hiện động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ăn dặm

Có thể cho trẻ ăn dặm thêm một lượng ngũ cốc, gạo vào sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn. Việc này nên có sự tư vấn của bác sĩ. Khi thức ăn đặc hơn sẽ giảm tình trạng nôn trớ.

Thông tin trong bài viết này, nhằm giải đáp thắc mắc dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào và những vấn đề liên quan đến việc nôn trớ của trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu được về tình trạng của trẻ và có cách chăm sóc con phù hợp.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.