Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khô mắt uống thuốc gì để cải thiện?

Ngày 17/06/2022
Kích thước chữ

Khô mắt là một bệnh lý về mắt rất thường gặp, xảy ra khi lượng nước mắt tiết ra không đủ cho mắt tạo độ ẩm hay do nước mắt bốc hơi quá nhanh. Vậy khô mắt uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Mắt là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Không những thế, nước mắt đảm nhiệm chức năng tạo độ ẩm với nhiệm vụ ngăn ngừa tình trạng khô mắt, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho đôi mắt đồng thời ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Khi mắt bị khô, làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu, đau cổ... nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mắt bị sưng, đỏ, rát, kích ứng và suy giảm thị lực.

Khi có những triệu chứng bất thường liên quan đến khô mắt. Bệnh nhân tuyệt đối không nên quá chủ quan mà nên nhanh chóng đến bện viện chuyên khoa mắt uy tín thăm khăm. Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn cũng như yếu tố thuận lợi gây bệnh. Từ đó bệnh nhân có biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát.

Khô mắt uống thuốc gì?1 Nước mắt đảm nhiệm chức năng tạo độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô mắt

Nguyên nhân và yếu tố gây khô mắt

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây ra khô mắt luôn xảy ra trong đời sống. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình.

Do tuổi tác ảnh hưởng và gây khô mắt

Tuổi tác hay sự lão hóa thường gây ra bệnh khô mắt. Khi tuổi càng cao, sức đề kháng kém, các tuyến lệ hoạt động kém dẫn đến lượng nước mắt tiết ra giảm, từ đó gây khô mắt. Đối với người lớn tuổi, đặc biệt những người trên 60 tuổi, cần có chế độ chăm sóc đôi mắt tích cực hơn những người trẻ.

Do giới tính ảnh hưởng và gây khô mắt

Theo rất nhiều nghiên cứu cho rằng, đối với phụ nữ có nguy cơ bị khô mắt nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và sinh nở, do quá trình tiền mãn kinh và tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra.

Do ảnh hưởng môi trường sống

Đối với những nơi có thời tiết nhiều gió như gần biển, nơi có không khí khô, sống ở những nơi ô nhiễm nhiều khói bụi ô nhiễm... cũng có nguy cơ bị khô mắt.

Bên cạnh đó, khi ở trong môi trường phải sử dụng máy điều hòa liên tục khiến không khí khô hơn. Hoặc đối với nhân viên văn phòng, những lập trình viên, những người chơi game nhiều giờ liên tục... cũng có nguy cơ bị khô mắt do việc quá tập trung vào màn hình máy tính, điều tiết mắt quá nhiều và bỏ quên việc chớp mắt.

Không những thế, đối với những người có thực hiện mổ lasik chữa cận thị hoặc người phải sử dụng kính áp tròng thường xuyên như người mẫu ảnh... cũng có nguy cơ bị khô mắt.

Khô mắt uống thuốc gì?2 Mổ lasik chữa cận cũng có thể gây ra khô mắt

Do tác dụng phụ một số loại thuốc gây khô mắt

Một số loại thuốc điều trị điển hình như: Thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai như đã nói trên… sẽ gây ra khô mắt ở một số bệnh nhân.

Đồng thời, tình trạng viêm nhiễm ở mắt như bệnh viêm mi mắt, viêm kết mạc… càng làm trầm trọng hơn tình trạng khô mắt. Không những thế, một số bệnh nhân đang điều trị bệnh mãn tính như: Tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì và rối loạn tuyến giáp... cũng gây ra khô mắt, đỏ mắt...

Khô mắt uống thuốc gì?

Đối với câu hỏi: "Khô mắt uống thuốc gì?" thì bệnh nhân nên được chẩn đoán và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp với nguyên nhân gây ra bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh khô mắt thường được dùng dưới dạng thuốc viên, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Khi điều trị khô mắt bằng thuốc, bênh nhân tuyệt đối tuân theo hướng dẫn cũng như sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Đồng thời không được sử dụng quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc.
  • Không tự ý bôi bất cứ thuốc gì lên mắt cũng như không sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho mắt khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với những loại thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh, bệnh nhân không được sử dụng cho mắt với thời gian quá một tuần.
  • Những loại thuốc kháng viêm điều trị khô mắt ở dạng viên sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: Viêm loét dạ dày - tá tràng, cao huyết áp…
  • Với thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid sẽ gây ra tác dụng phụ như: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
Khô mắt uống thuốc gì?3 Khô mắt uống thuốc gì?

Dưới đây là những nhóm thuốc cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin hữu ích:

Nhóm thuốc kháng sinh điều trị khô mắt

Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị khô mắt do nhiễm khuẩn gây ra, với những loại thuốc kháng sinh phổ rộng như: Doxycyclin, erythromycin, neomycin, cloramphenicol, sulfocetamid, tobramycin, offloxacin, polymycin B…

Nhóm thuốc kháng viêm điều trị khô mắt

Nhóm thuốc được sử dụng để điều trị khô mắt do viêm mắt. Cụ thể như thuốc kháng viêm corticosteroid: Dexamethason, fluoromethason, prednisolon… Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) như: Diclophenac, Indomethacin…

Thuốc nhỏ mắt kết hợp điều trị khô mắt

Loại thuốc nhỏ được kê toa điều trị khô mắt thường có nhiều thành phần là sự kết hợp như kháng sinh, kháng viêm corticosteroid… giúp tăng hiệu quả cho việc điều trị khô mắt.

Khô mắt uống thuốc gì?4 Dù sử dụng thuốc gì, bệnh nhân cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng điều trị khô mắt

Thuốc nhỏ mắt mà thành phần là những chất bôi trơn hoặc nước mắt nhân tạo như: Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol… có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt và giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt.

Nhóm thuốc vitamin và khoáng chất hỗ trợ điều trị khô mắt

Các thành phần như Vitamin A, E, C, B2, kẽm, selenium... là những chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khô mắt do lão hóa.

Khi bị khô mắt và đang có sử dụng thuốc để điều trị bệnh khô mắt, bệnh nhân nên lưu ý, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nhiều giờ với máy vi tính. Nên trang bị kính râm khi đi ra đường và nên hạn chế sử dụng kính áp tròng trong quá trình điều trị. Nên vệ sinh mắt đúng cách và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu omega 3 (như cá hồi, cá mòi, cá ngừ...) và vitamin A (như cà chua, cà rốt, ớt chuông...), giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ chữa lành chứng khô mắt.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.