Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực phẩm không chỉ là thức ăn nuôi sống cơ thể mà trên thực tế, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Thực phẩm có thể là một vị thuốc chữa lành tổn thương trong cơ thể, nhưng đồng thời có thể trở thành một nguồn độc hại cho sức khỏe nếu chúng ta không biết chế biến đúng cách.
Làm sao để cung cấp cho gia đình một bữa ăn lành mạnh với đầy đủ dinh dưỡng là điều mà các chị em nội trợ luôn quan tâm. Thế nhưng, không chỉ có thực phẩm sạch, đảm bảo được nấu chín thì bữa ăn sẽ an toàn mà trên hết, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc chế biến món ăn. Trong đó, có 3 hành động được coi là nguy hiểm cho sức khỏe khi nấu nướng mà bạn nên tránh.
Có thể nói, thói quen ăn uống trong mỗi nhà là khác nhau. Từ việc nêm nếm gia vị cho đến cách chế biến đều phụ thuộc vào sở thích của các thành viên trong gia đình. Và trong việc sử dụng dầu ăn cũng vậy, có nhiều người thích chế biến món ăn với nhiều dầu. Nhưng việc này thực sự gây hại cho sức khỏe.
Dầu ăn là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp nhiều chất béo cho cơ thể. Dù dầu ăn tốt cho cơ thể hơn là mỡ nhưng lượng dầu ăn sử dụng cho một người có sức khỏe bình thường không quá 4 muỗng cà phê/người/ngày.
Nếu dùng quá lượng khuyên dùng có thể gây nguy cơ thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp và tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Xie Congying, Giám đốc Khoa Hóa trị của Bệnh viện Liên kết 1 thuộc Đại học Y Ôn Châu, cho biết sử dụng nhiều dầu ăn trong nấu nướng sẽ tăng nguy cơ tạo ra nhiều loại tạp chất trong dầu, ví dụ như benzopyrene - một chất có thể gây ung thư.
"60-70% phụ nữ bị ung thư phổi có thói quen sử dụng quá nhiều dầu khi nấu ăn", bác sĩ Xie Congying cho biết.
Tưởng chừng như các loại nồi, chảo hay dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng đồ kém chất lượng thì đó là một vấn đề khác. Thực phẩm được nấu trong các vật liệu nhôm kém chất lượng khiến chúng bị hấp thụ nhôm. Nhôm hòa tan trong thức ăn và nước trong quá trình nấu nướng có thể đi vào máu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chọn những loại nồi chảo đã được kiểm định chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tùy vào khẩu vị mà cách nêm nếm gia vị trong mỗi gia đình là khác nhau. Thông thường, nếu người nấu ăn là một người thích ăn mặn thì các thành viên khác cũng có xu hướng ăn mặn theo. Vì vậy, nếu bạn là người nấu ăn cho gia đình và nhận thấy mình cũng thích ăn mặn, thường xuyên bỏ nhiều muối khi nấu ăn thì hãy thay đổi thói quen này.
Theo ước tính, mỗi người Việt Nam ăn khoảng 9.4g muối mỗi ngày, gần gấp đôi lượng muối mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo (5g). Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Để giảm thiểu lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, khi chế biến thức ăn cho gia đình, bạn nên chủ động giảm bớt lượng muối và gia vị cho vào. Đồng thời, hạn chế để các loại gia vị, nước chấm trên bàn trong khi ăn cũng như hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, có chứa nhiều muối mà thay bằng thực phẩm tự nhiên.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.