Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trái dừa giống như một quà tặng từ thiên nhiên khi mang đến cho chúng ta loại nước giải khát ngọt ngon, bổ dưỡng. Nhưng không phải lúc nào uống nước dừa cũng tốt. Bài viết này dành cho những ai chưa biết không nên uống nước dừa khi nào.
Các thức uống từ trái cây luôn mang lượng dưỡng chất dồi dào tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, muốn có được lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, chúng ta cần biết khi nào nên uống, khi nào không nên uống. Trái dừa cũng vậy. Đây là loại trái cây mang đến vô vàn lợi ích cho con người nhưng mỗi chúng ta đều nên biết không nên uống nước dừa khi nào.
Có thể kể đến những công dụng tuyệt vời của nước dừa như:
Ngoài cung cấp nước và calo, nước dừa còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mỗi 200ml nước dừa tươi nguyên chất có thể đáp ứng đến 4% nhu cầu canxi của cơ thể hàng ngày, 4% nhu cầu magie hàng ngày, 2% nhu cầu phốt pho hàng ngày, 15% nhu cầu kali hàng ngày.
Nước có vai trò quan trọng trong phòng ngừa sỏi thận nên những người uống càng ít nước nguy cơ mắc sỏi thận càng cao. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy nước dừa có tác dụng phòng ngừa sỏi thận tốt hơn nước lọc. Nước dừa có thể giúp cơ thể đào thải những yếu tố gây hình thành sỏi trong thận.
Nước dừa có tác dụng làm giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu nên có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch. Nước dừa cũng giúp những người bị cao huyết áp hạ huyết áp một cách tự nhiên nhờ hàm lượng kali phù hợp.
Sau khi luyện tập cường độ cao, bị sốt kéo dài hay bị tiêu chảy, cơ thể chúng ta sẽ mất đi một lượng chất điện giải nhất định. Dừa bổ sung kali, canxi, natri, magie là nguồn cung cấp điện giải lý tưởng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người luyện tập thể thao cường độ cao có thể cải thiện đáng kể hiệu suất tập luyện nhờ uống nước dừa.
Uống nước dừa có giảm cân không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu uống đủ lượng và đúng cách. Lý do là nước dừa giúp quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn, năng lượng được đốt cháy hiệu quả hơn. Nước dừa bổ sung năng lượng lành mạnh, giúp chúng ta không có xu hướng tiêu thụ nước ngọt, bánh kẹo, nước tăng lực.
Với câu hỏi không nên uống nước dừa khi nào, các chuyên gia khuyên chúng ta rằng:
Chúng ta thường có thói quen khi đi ngoài nắng về tìm ly nước mát để giải nhiệt. Nếu có một ly nước dừa mát thì không còn gì sánh bằng. Nhưng khi mới ngoài trời nắng gắt về uống ngay nước dừa cực có hại cho sức khỏe. Nguyên nhân được lý giải là:
Khi đi ngoài trời nắng gắt, nhiệt độ cơ thể đang cao và có tính nóng. Nước dừa có tính hàn. Uống nước dừa ngay khiến nhiệt độ cơ thể bị hạ đột ngột. Hậu quả là nhiều người có cảm giác buồn nôn, đi ngoài, đầy bụng, chân tay buồn rũ. Lời khuyên là bạn nên nghỉ vài phút trước khi uống nước dừa và nên uống từng ngụm một.
Nước dừa rất hữu ích trong việc bù nước, bù điện giải. Sau khi tập nặng, cơ thể bị mất nhiều nước và chất điện giải qua đường mồ hôi. Tuy nhiên, uống ngay nước dừa không phải là tốt. Bạn cần biết rằng sau khi tập luyện, cơ thể tiếp tục đốt cháy calo và sinh nhiệt. Uống nước dừa ngay lập tức cũng khiến thân nhiệt hạ đột ngột. Không ít gymer uống nước dừa xong còn cảm thấy chân tay uể oải, cơ thể mệt mỏi là vì thế.
Chưa biết không nên uống nước dừa khi nào bạn cần ghi nhớ không uống sát giờ đi ngủ vào buổi tối. Thứ nhất, nước dừa có thể khiến bạn bị đầy bụng, bụng ấm ách khó ngủ. Thứ 2, bạn sẽ phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm và có thể bị khó ngủ trở lại. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước dừa là trước giấc ngủ khoảng 1 - 2 tiếng. Khi đó, nước dừa có tác dụng xoa dịu tinh thần, giúp chúng ta dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Người bị cảm lạnh hay tiêu chảy cơ thể đang bị lạnh. Nước dừa lại có tính hàn nên khiến cơ thể càng lạnh hơn. Nếu bị tiêu chảy hay cảm lạnh cố tình uống nước dừa có thể khiến biểu hiện bệnh nặng hơn, bệnh lâu khỏi hơn. Tốt nhất bạn nên chờ đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới uống.
Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên các thai phụ nên uống nước dừa từ tháng thứ 5 của thai kỳ để đề phòng cạn ối. Nhưng thời gian 3 tháng đầu mang thai là khoảng thời gian chị em nên kiêng nước dừa. Loại nước ngon và lành này có thể kích thích nhu động ruột, kích thích từ cung co bóp. Nếu uống nhiều có thể tăng nguy cơ sảy thai.
Nước dừa có hàm lượng đường tự nhiên khá cao. Người bị tiểu đường uống nước dừa được không? Câu trả lời của các bác sĩ là không nên. Nếu thèm quá bạn có thể uống một lượng không quá 200ml/tuần và nên uống mỗi lần rất ít. Uống nhiều nước dừa cùng một lúc có thể khiến lượng đường huyết tăng đột ngột.
Với câu hỏi không nên uống nước dừa khi nào, các bác sĩ cũng khuyên người bị bệnh thận không nên uống loại nước này. Những người bị bệnh thận hiệu suất làm việc của thận bị suy giảm. Nước dừa lại có tác dụng lợi tiểu nên khiến thận phải làm việc nhiều hơn, tình trạng bệnh tình thêm trầm trọng. Nếu uống nhiều có thể khiến cơ thể bị phù ứ nước.
Nếu đang bị huyết áp thấp bạn cũng không nên uống nước dừa. Như đã nói ở trên, nước dừa giúp hạ huyết áp tự nhiên với những người huyết áp cao. Người huyết áp thấp uống nước dừa có thể khiến huyết áp hạ thấp hơn nữa. Huyết áp quá thấp gây chóng mặt, ngất xỉu và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vậy không nên uống nước dừa khi nào? Nước dừa là nguồn thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe nhưng tiêu thụ quá nhiều cũng không thể tránh khỏi những hệ lụy không đáng có. Vì thế, bạn hãy cân nhắc, thận trọng trước khi chọn nước dừa làm thức uống giải khát để đảm bảo sức khỏe nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.