Khuyết sẹo mổ lấy thai: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Ngày 07/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Khuyết sẹo mổ lấy thai là một di chứng của sinh mổ và có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh như vô sinh, viêm nhiễm… Vậy nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai là gì? Phương pháp điều trị khuyết mổ sẹo mổ lấy thai như thế nào?
Khuyết sẹo mổ lấy thai đang là một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Khuyết sẹo mổ lấy thai là một di chứng của phương pháp mổ lấy thai và thường được phát hiện khá muộn từ 1 - 2 năm hoặc thậm chí là 10 năm sau khi sinh mổ. Hiện tượng này xảy ra do vết sẹo ở đoạn eo tử cung phục hồi không tốt. Vậy phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Tìm hiểu về khuyết sẹo mổ lấy thai
Khuyết sẹo mổ lấy thai là tình trạng mất liên tục của một phần hoặc toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, lớp nội mạc tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi sinh mổ lấy thai, dẫn tới hình thành túi dịch ngay tại vị trí của thành trước đoạn eo tử cung, đoạn dưới tử cung hoặc đoạn trên của ống cổ tử cung.
Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai, bao gồm:
Quá trình chuyển dạ kéo dài, thường là trên 5 giờ;
Triệu chứng của hiện tượng khuyết mổ sẹo lấy thai là gì?
Khi xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai, cụ thể như sau:
Ra máu âm đạo bất thường: Nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt nhưng bạn bị ra máu bất thường, với màu sắc đỏ, màu đen hoặc dịch nhầy nâu thì đây có thể là một dấu hiệu của hiện tượng khuyết mổ sẹo lấy thai. Triệu chứng này xảy ra là do sự tích tụ máu hoặc dịch tại vùng khuyết trong kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh: Rong kinh kéo dài kèm theo máu có màu đỏ thẫm, đen hoặc dịch nhầy nâu cũng là một triệu chứng điển hình của hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai.
Thống kinh: Chị em phụ nữ bị đau tức vùng bụng dưới nghiêm trọng, mệt mỏi… trong thời gian hành kinh cũng là một biểu hiện của khuyết sẹo mổ lấy thai.
Vô sinh thứ phát: Trong quá trình điều trị bệnh vô sinh thứ phát thì hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai cũng là một vấn đề gây ra nhiều khó khăn. Tình trạng máu tích tụ tại vùng khuyết, sự co kéo hoặc co bóp của vùng cơ quanh vết sẹo hay sự xâm nhiễm của các tế bào lympho khiến cho tính chất của chất nhầy cổ tử cung bị thay đổi. Từ đó, dẫn đến các phản ứng viêm nhiễm mãn tính và gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng khi đi qua cổ tử cung, làm giảm khả năng thụ thai và gây ra hiện tượng vô sinh thứ phát. Do đó, vô sinh thứ phát cũng được xem là một biểu hiện của khuyết sẹo mổ lấy thai.
Đau vùng hạ vị: Đây là một triệu chứng cơ năng thường gặp ở khoảng 40% trường hợp bị khuyết sẹo mổ lấy thai. Tình trạng đau này có thể xảy ra khi quan hệ tình dục và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống vợ chồng. Nguyên nhân gây ra các cơn đau được xác định là do sự co kéo hoặc lạc nội tử cung ở vết sẹo mổ lấy thai.
Làm thế nào để chẩn đoán khuyết sẹo mổ lấy thai?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai, bao gồm:
Chụp tử cung vòi trứng: Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra được vị trí và kích thước của vết sẹo mổ.
Chụp cộng hưởng từ (MRI), tuy nhiên giá thành cao nên thường ít được chỉ định.
Siêu âm tử cung theo đường âm đạo: Đây là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán khuyết sẹo mổ lấy thai được áp dụng phổ biến nhất do hiệu quả và chi phí rẻ hơn các biện pháp khác. Siêu âm tử cung theo đường âm đạo trong chẩn đoán khuyết sẹo mổ lấy thai thường được tiến hành khi người bệnh đang hành kinh, bởi đây là thời điểm tử cung bài tiết ra nhiều dịch nhất nhằm hỗ trợ bác sĩ quan sát dễ dàng hơn và đo được chính xác kích thước của vùng sẹo khuyết. Hướng đo kích thước vùng sẹo huyết là chiều trái - phải, chiều trên - dưới, chiều trước - sau của vết sẹo mổ, kết hợp với kiểm tra bề dày của cơ tử cung còn lại.
Siêu âm bơm nước: Phương pháp này giúp kiểm tra kích thước của vùng sẹo khuyết, khoảng cách từ lỗ trong và ngoài tử cung đến vùng khuyết, đồng thời đo độ dày của phần cơ tử cung còn lại.
Nội soi buồng tử cung: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát rõ ràng toàn bộ hình ảnh của buồng tử cung và vùng khuyết, đồng thời hỗ trợ quan sát được tính chất của túi đọng dịch hay máu đọng tại vùng khuyết lên đến 100%. Bên cạnh đó, nội soi buồng tử cung còn hỗ trợ phát hiện ra các nguyên nhân xuất hiện máu ở tử cung như polyp buồng tử cung, quá sản, teo niêm mạc tử cung hoặc nhân xơ dưới niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này lại không kiểm tra được bề dày của vùng cơ tử cung còn lại và khó xác định được kích thước vùng khuyết.
Phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai. Việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai cũ, bao gồm:
Phẫu thuật nội soi buồng tử cung: Đây là một trong những phương pháp sử dụng các dụng cụ soi buồng tử cung với mức xâm lấn tối thiểu nhằm sửa sẹo khuyết mổ lấy thai cũ. Theo các chuyên gia, phương pháp này giúp cải thiện từ 65 - 82% tình trạng rong kinh hoặc rong huyết.
Phẫu thuật mở sửa vùng khuyết: Phương pháp mổ mở có thể bác sĩ tiến hành nhằm cắt bỏ toàn bộ nội mạc tử cung và giúp tái tạo tử cung.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng: Tương tự như phương pháp mổ mở, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng để cắt lọc các mép vùng khuyết và khâu phục hồi lại.
Phẫu thuật sửa khuyết sẹo mổ lấy thai theo đường âm đạo: Phương pháp này được áp dụng khi xác định được vị trí vùng khuyết nằm thấp tại vùng eo tử cung.
Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai. Có nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán và điều trị vùng khuyết sẹo mổ lấy thai, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của tình bệnh nhân và kinh nghiệm của kỹ thuật viên để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm