Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh hoàn là một trong những bộ phận sinh dục ở nam giới. Có khá nhiều người thắc mắc tinh hoàn bình thường có kích thước bao nhiêu và như thế nào là bất thường? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Tinh hoàn là nơi sản xuất testosterone và tinh trùng là chủ yếu. Chúng là là bộ phận nằm trong bìu và gắn với thừng tinh. Một người nam khoẻ mạnh sẽ có hai tinh hoàn và kích thước của cả hai sẽ không đồng đều với nhau.
Chiều dài trung bình của tinh hoàn thường nằm trong khoảng 4 – 5,1 cm. Nếu chiều dài tinh hoàn dài dưới 3,5 cm được coi là tinh hoàn nhỏ. Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, kích thước tinh hoàn ở mỗi người là khác nhau và cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ.
Tinh hoàn nhỏ là khi tinh hoàn có chiều dài ngắn hơn 3,5 cm.
Tinh hoàn nhỏ thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân dẫn đến tinh hoàn nhỏ như sau:
Suy sinh dục là khi cơ thể không sản xuất đủ testosterone để đảm bảo sự phát triển các đặc điểm của nam giới. Từ đó gây nên tình trạng tinh hoàn hay kích thước dương vật bị nhỏ, khối lượng cơ phát triển không đầy đủ. Một vài người bị suy sinh dục nguyên phát, tinh hoàn không tạo đủ testosterone và tinh trùng do không phản ứng với tín hiệu từ não.
Đây là hiện tượng giãn nở các mạch máu bên trong bìu. Các tĩnh mạch bên trong bìu bị căng phồng nên làm cho tinh hoàn co nhỏ lại và mềm đi.
Tinh hoàn ẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây tinh hoàn nhỏ. Đó là tình trạng trước khi sinh, tinh hoàn không di chuyển xuống bìu. Thông thường, tinh hoàn ẩn sẽ được điều trị bằng phẫu thuật trong thời kỳ sơ sinh.
Đây là hội chứng di truyền, xảy ra khi bạn có thêm 1 nhiễm sắc thể X trong bộ gen của mình. Chúng sẽ gây nên tình trạng tinh hoàn nhỏ và một số đặc điểm nữ hoá như lông mặt ít hơn, mô vú phát triển. Hội chứng Klinefelter có thể dẫn đến vô sinh.
Khi nhận thấy tinh hoàn có dấu hiệu bị sưng, trương lớn thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Tinh hoàn lớn hơn so với mức bình thường ở độ tuổi trưởng thành có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn chứ không phải là dấu hiệu của sự gia tăng hoạt động ở tinh hoàn.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự gia tăng kích thước tinh hoàn như:
Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý có thể gây to tinh hoàn. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng, phổ biến là chlamydia – một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nếu bạn cảm thấy tinh hoàn có những cơn đau bất thường, tiểu rát hoặc dương vật chảy mủ thì hãy đi khám bác sĩ ngay.
U nang biểu mô là hiện tượng phát triển ở mào tinh hoàn bởi chất dịch dư thừa. Hiện tượng này có thể xem là vô hại và không cần điều trị.
Viêm tinh hoàn thường là do nhiễm trùng, hoặc virus gây bệnh quai bị gây ra. Nếu tinh hoàn của bạn thấy đau, khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ điều trị.
Tinh hoàn được bảo vệ trong màng tinh hoàn. Bên trong màng tinh hoàn có chứa dịch giúp tinh hoàn trượt lên trượt xuống trong bìu. Do đó khi tràn dịch màng tinh hoàn có thể làm tinh hoàn bị to lên. Khi có quá nhiều chất lỏng tích tụ trong màng tinh hoàn thì đây có thể là dấu hiệu của tuổi tác hoặc bệnh lý viêm tinh hoàn.
Tinh hoàn bị xoay quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng xoắn thừng tinh. Điều này làm cản lượng máu lưu thông đến tinh hoàn. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy thường xuyên bị đau tinh hoàn sau chấn thương hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột. Xoắn tinh hoàn là trường hợp khẩn cấp cần được bác sĩ can thiệp.
Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển bên trong tinh hoàn. Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy tinh hoàn có cục u bất thường hoặc khối u mới xung quanh tinh hoàn.
Dù tinh hoàn của bạn có kích thước lớn hay nhỏ, bạn cũng nên thường xuyên tự khám tinh hoàn của bản thân hàng tháng để kiểm tra có xuất hiện các cục u bất thường hoặc những thay đổi không tốt nào hay không. Bạn có thể tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà sau khi tắm hoặc trước khi thay quần áo vào buổi sáng.
Để tự kiểm tra tinh hoàn, bạn hãy dành một phút để cuộn nhẹ tinh hoàn, giữa ngón tay cái và các ngón tay còn lại để cảm nhận thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc độ cứng của tinh hoàn. Bạn có thể thực hiện tự kiểm tra trước gương để dễ quan sát tinh hoàn hơn.
Nếu khi tự khám bạn cảm thấy đau hoặc nhận thấy khối u, sưng tấy hoặc thay đổi bất thường thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Những thay đổi như vậy có thể là biểu hiện của ung thư tinh hoàn hoặc nhiễm trùng.
Trên đây là một vài thông tin để quý đọc giả có thể nhận biết được kích thước tinh hoàn bình thường, to, nhỏ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả có thể tự thăm khám “cậu nhỏ" để xác định kích thước cũng như nhận biết một số dấu hiệu bệnh lý có liên quan.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.