Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Kiết lỵ là gì? Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Con trẻ mắc bệnh kiết lỵ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng vì trẻ vừa khó chịu vừa mệt mỏi do một ngày phải đi ngoài nhiều lần. Vậy bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh kiết lỵ xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý các triệu chứng bệnh kiết lỵ để phát hiện kịp thời, chữa trị cũng như phòng tránh bệnh. Điều này rất quan trọng để tránh cho bé yêu bị kiết lỵ biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác.

Những thông tin cần biết về bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột do vi khuẩn như salmonella và shigella gây ra. Nguồn lây nhiễm các loại vi khuẩn này có thể xuất phát từ việc tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân, lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc cũng có thể qua nước uống, khi bơi lội trong môi trường nước bị ô nhiễm…

Kiết lỵ là gì? Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? 1 Kiết lỵ là một bệnh đường ruột do vi khuẩn như salmonella và shigella gây ra.

Bệnh kiết lỵ xảy ra nhiều hơn vào mùa hè. Dù đối tượng nào cũng có thể gặp phải bệnh kiết lỵ nhưng thông thường trẻ em từ 2 – 4 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì có thể phòng ngừa căn bệnh này cho bản thân và bé yêu bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. 

Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ sẽ giúp cho việc điều trị bệnh sớm hơn. Trẻ bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào việc bạn phát hiện sớm hay muộn các triệu chứng cảnh báo trẻ mắc bệnh này.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ cha mẹ cần nắm:

  • Đi đại tiện nhiều lần, cảm giác muốn ngồi bô lâu vì mắc đại tiện (giống cảm giác mót rặn ở người lớn);
  • Mỗi lần đi đại tiện đều bị bụng quặn đau;
  • Phân ít, lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi;
  • Quấy khóc trước khi đại tiện, sau khi đại tiện xong sẽ giảm quấy khóc.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em thường được chia ra 2 dạng chính:

  • Kiết lỵ amip: Bụng quặn đau theo từng cơn, có thể bị sốt nhẹ/không sốt, cơ thể giống như bị ớn lạnh, đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Phân xuất hiện nhiều chất nhầy như đờm, có máu kèm theo.
  • Kiết lỵ trực trùng: Trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Bên cạnh đó còn bị rát hậu môn, cảm giác muốn đi đại tiện, phân có nhầy máu…

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, tránh cho trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip,...

Kiết lỵ là gì? Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? 2 Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ sẽ giúp cho việc điều trị bệnh sớm hơn.

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Vì sao trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bao gồm kiết lỵ? Chúng ta đều biết, hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ còn rất yếu, hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Chính vì vậy mà khi có vi khuẩn hay các tác nhân gây xâm hại xâm nhập ồ ạt sẽ khiến bé gặp phải tình trạng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa.

Dưới đây là các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột mà khoa học hiện đại đã tìm ra:

  • Khuẩn Amip: Loại vi khuẩn này chính là tác nhân gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến đường ruột, điển hình như tiêu chảy, kiết lỵ,...
  • Trực khuẩn ngắn, bất động: Thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria,...

Bệnh kiết lỵ ở trẻ lây lan qua những con đường nào? Dưới đây là những con đường lây lan khiến bé yêu bị kiết lỵ mà cha mẹ cần nắm:

  • Từ thức ăn, đồ uống cho trẻ không sạch, không hợp vệ sinh, bị ôi thiu;
  • Từ các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi,...;
  • Dùng tay bị dơ bẩn bốc thức ăn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh kiết lỵ

Để chẩn đoán trẻ bị kiết lỵ hay không đầu tiên cần dựa vào các dấu hiệu như đã mô tả bên trên. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định làm xét nghiệm phân và máu trẻ để chẩn đoán xác định chính xác, từ đó đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. 

Kiết lỵ là gì? Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? 3 Trẻ bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào việc bạn phát hiện sớm hay muộn.

Do đó, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác thì việc điều trị bệnh mới thực sự hiệu quả, trẻ nhanh khỏi bệnh.

Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh?

Đây là vấn đề được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm. Khi trẻ bị kiết lỵ thường sẽ gặp các triệu chứng điển hình như tiêu chảy (phân có lẫn máu), sốt và đau quặn bụng. Các triệu chứng này xuất hiện bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Vậy, bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? Thông thường, triệu chứng bệnh kiết lỵ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày. Ở một số trẻ, tình trạng tiêu chảy thậm chí có thể rất nghiêm trọng, bắt buộc phải nhập viện để được theo dõi, chăm sóc y tế đúng cách và kịp thời. 

Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như thời điểm phát hiện, cách chăm sóc có đúng hay không,... Lưu ý là nếu được chăm sóc đúng cách, bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh thì câu trả lời là sau 1 - 2 tuần. Dù kiết lỵ là bệnh phổ biến, nhất là trẻ nhỏ nhưng cha mẹ không được chủ quan vì bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đã đề cập bên trên. 

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nhất là khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đã thông tin bên trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý. 

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Chăm sóc trẻ bị kiết lỵ cần được cha mẹ quan tâm đúng cách, trong đó có cả việc cẩn thận trong chế độ dinh dưỡng cho bé yêu.

Kiết lỵ là gì? Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh? 4 Bổ sung thêm nước hoặc Oresol cho trẻ mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước.

Dưới đây là một số điều lưu ý dành cho phụ huynh có con mắc bệnh kiết lỵ:

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính cho trẻ bị kiết lỵ để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, điển hình là nhóm chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin. Các loại dưỡng chất này có nhiều trong các loại ngũ cốc, thịt, trái cây và rau xanh.
  • Nên chuẩn bị thức ăn lỏng cho trẻ để cơ thể dễ dàng hấp thụ, hệ tiêu hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn, không gây áp lực lên dạ dày. Cháo, nước ổi, đậu xanh,... là những thực phẩm rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.
  • Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống.
  • Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, nhất là trái cây giàu vitamin C.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn nhiều lần trong ngày. Không cho trẻ quá no vào một bữa để tránh gây áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung thêm nước hoặc Oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Các loại nước uống như nước gạo rang, nước dừa có tác dụng tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy.
  • Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh kiết lỵ ở trẻ, bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi bệnh. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ phải thường xuyên theo dõi, quan sát để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin