Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Kinh nghiệm khi xử lý da bị dị ứng Retinol

Ngày 16/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngày nay, Retinol được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại hóa chất này, dẫn đến tình trạng da bị dị ứng Retinol.

Da bị dị ứng Retinol là tình trạng thường gặp ở những người mới bắt đầu chăm sóc da, người có nền da yếu hoặc người thường xuyên lạm dụng Retinol. Việc sử dụng không đúng cách không chỉ làm giảm tác dụng của sản phẩm mà còn gây ra hậu quả khôn lường. Vậy làm sao để nhận biết làn da dị ứng Retinol và cách khắc phục kịp thời?

Retinol là gì? 

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị dị ứng Retinol, bạn đọc cần biết rõ về loại hóa chất này. Trên thực tế, Retinol chính là một cái tên khác của Vitamin A, được chiết xuất nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da không kê toa. Vitamin A lúc này được điều chế thành nhiều loại, bao gồm Retinol để thẩm thấu vào da tốt hơn. Trong đó, dẫn xuất phổ biến nhất của Retinol dưới dạng chất dùng trong mỹ phẩm là retinyl palmitate.

Kinh nghiệm “vàng” khi xử lý da bị dị ứng Retinol 1 Retinol là chất có trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp 

Tác dụng của Retinol 

Tác dụng chính của loại hóa chất này là cải thiện các khiếm khuyết của da, phục hồi lại độ đàn hồi và màu sắc trắng trẻo của làn da, chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời

Tuy nhiên, tác dụng ấy cũng được phân định khác nhau với từng dẫn xuất khác nhau:

  • Retin-A được chế xuất dưới dạng kết cấu kem dịu nhẹ và thường dùng để điều trị mụn.
  • Retin-A Micro là thuốc bôi dưới dạng gel, gel bôi thấm nhanh và không để lại cảm giác nhờn bóng. Sản phẩm thường được sử dụng cho da dầu và da mụn.
  • Renova được điều chế dưới dạng thuốc bôi có kết cấu là kem mịn mượt, thấm nhanh và thường được kê cho làn da nhăn và lão hóa.
  • Tri-Luma có chứa tretinoin và hydroquinone hàm lượng cao để dùng trong điều trị nám. Tác dụng phụ của thuốc là gây mỏng da khi sử dụng lâu dài.

Dấu hiệu da bị dị ứng Retinol

Người bệnh thường có xu hướng bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh dị ứng, dẫn đến việc tình trạng dị ứng trở nặng thì mới tìm cách phục hồi, chữa trị. Vì vậy, nếu có ý định sử dụng Retinol, bạn nên cân nhắc các dấu hiệu da bị dị ứng Retinol là: 

Da khô, mẩn đỏ, kích ứng 

Đây là dấu hiệu sớm nhất báo hiệu tình trạng da bị kích ứng Retinol, xuất hiện chỉ sau 2 - 3 ngày sử dụng Retinol. Theo thống kê, có đến 70% bệnh nhân lần đầu sử dụng mẫn cảm với thành phần này của thuốc. Nguyên nhân là do trong Retinol có chứa một lượng lớn acid khiến làn da không kịp thích nghi, gây ra tình trạng dị ứng. 

Da nổi mụn li ti 

Triệu chứng đẩy mụn là hiện tượng thường gặp đối với những làn da bị dị ứng Retinol. Tình trạng này xảy ra do lượng bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, dưới sự kích thích của Retinol, AHA và BHA sẽ đẩy lên trên bề mặt da. Các mụn viêm, mụn trứng cá nhỏ sẽ nhanh chóng se cồi mụn. Đây là triệu chứng rất bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ sau một thời gian, bạn sẽ thấy làn da của mình mịn màng hơn rõ rệt. 

Kích ứng mắt 

Khi sử dụng Retinol liều cao, bạn sẽ thấy vùng da quanh mắt trở nên bỏng rát, ửng đỏ, thậm chí là sưng tấy. Mắt bị cay nóng, chảy nước mắt và không thể mở to mắt như bình thường. Những người có làn da xung quanh mắt mỏng và dễ bị kích ứng sẽ dễ dàng cảm nhận được điểm bất thường này. Lúc này, acid và hơi acid bay lên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực mắt của bạn. 

Tăng sắc tố da 

Retinol được rất nhiều phụ nữ trung niên ưa chuộng bởi nó có tác dụng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa thâm sạm và kích thích cơ thể sản sinh tế bào mới. Tuy nhiên, nếu không che chắn và bôi kem chống nắng cẩn thận, làn da của bạn không những không tươi trẻ hơn mà còn thâm sạm và xuất hiện nám nghiêm trọng hơn. 

Kinh nghiệm “vàng” khi xử lý da bị dị ứng Retinol 2 Da bị dị ứng Retiol sẽ tối lại và xuất hiện sạm, nám 

Sử dụng Retinol như thế nào cho hợp lý? 

Hẳn bạn đã hiểu được những tác hại khôn lường khi da bị dị ứng Retinol. Để hạn chế được những triệu chứng như trên, bạn nên tìm hiểu kỹ và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng nhé: 

Dùng Retinol với tần suất thưa 

Những người mới bắt dâud sử dụng Retinol rất khó để tránh khỏi tình trạng dị ứng. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng loại hóa chất này này với tần suất thưa, và rút ngắn từ từ thời gian giãn cách. Trong 3 - 4 tuần đầu tiên, bạn chỉ nên thoa 1 - 2 lần/tuần, rồi sử dụng thường xuyên vào mỗi tối khi da đã quen với sản phẩm. 

Dùng Retinol với lượng nhỏ 

Sưng đỏ, phù nề toàn bộ vùng mặt là điều không ai mong muốn nên bạn có thể thử nghiệm một lượng Retinol nhỏ bằng hạt đậu lên vùng da lành tính. Nếu thấy làn da có thể thích nghi được, bạn tăng dần lượng kem và thoa đều lên mặt.

Kinh nghiệm “vàng” khi xử lý da bị dị ứng Retinol 3 Bạn nên bôi thử nghiệm Retionl lên vùng da lành tính 

Không dùng Retinol ngay sau khi rửa mặt

Đây là một sai lầm mà rất nhiều bạn mắc phải khi sử dụng Retinol. Việc sử dụng sản phẩm này ngay khi da còn ướt rất dễ gây kích ứng da. Lúc này, bạn nên chờ từ 15 - 20 phút cho da mặt khô hoàn toàn rồi mới tiếp tục chu trình dưỡng da của mình. 

Dùng kem dưỡng ẩm sau 1 giờ bôi Retinol

Retinol có chứa một lượng acid nhất định có khả năng làm cho da trở nên khô rát, bong tróc. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, nhưng nên đợi khoảng 1 giờ sau khi bôi Retinol. 

Dùng Retinol vào ban đêm

Như đã nói ở trên, ngay khi bôi Retinol lên mặt, bạn cần tránh tuyệt đối sự tác động của tia UV. Cách đơn giản nhất là sử dụng Retinol vào ban đêm. Nếu cần phải ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận nhé!

Kinh nghiệm “vàng” khi xử lý da bị dị ứng Retinol 4 Bạn nên chống nắng cho làn da của mình trong quá trình dùng Retinol

Retinol tuy rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì có thể khiến da bị dị ứng Retinol nặng nề. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể thay đổi chu trình dưỡng da của mình sao cho hợp lý nhất! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm