Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Kinh nguyệt bất thường thì phải làm sao?

Ngày 17/12/2023
Kích thước chữ

Chắc hẳn, tất cả các chị em đều trải qua ít nhất 1 lần kinh nguyệt bất thường và điều này thường gây ra nhiều lo lắng, băn khoăn cho các chị em. Để tình trạng kinh nguyệt bất thường kéo dài, các chị em sẽ phải đối mặt với rất nhiều những rủi ro, vấn đề về sức khỏe.

Vậy, kinh nguyệt bất thường là gì? Kinh nguyệt bất thường phải làm sao? Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng kinh nguyệt bất thường và từ đó có những cách phòng tránh, can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?

Kinh nguyệt của người phụ nữ là hiện tượng tử cung co bóp đẩy các lớp niêm mạc tử cung bị bong ra ngoài âm đạo khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Hiện tượng kinh nguyệt bất thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt là sự xuất hiện của một số bất thường có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc xuất hiện một số các triệu chứng khác lạ trong ngày có kinh như lượng máu mất trong ngày hành kinh, tần số, thời gian bị hành kinh (thiểu kinh, vô kinh, rong kinh) hay thống kinh (bụng đau dữ dội),...

Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo của một hoặc nhiều căn bệnh nào đó. Mặc dù biểu hiện của những căn bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng hậu quả chúng để lại rất khôn lường, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, gây vô sinh.

Rất nhiều người đã chủ quan cho rằng kinh nguyệt bất thường do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng các loại thuốc, vitamin,... nên xem nhẹ, không đi thăm khám mà để tình trạng này diễn ra dài ngày. Vô tình, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để mầm bệnh sống lâu và sinh sôi trong cơ thể, gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Kinh nguyệt bất thường thì phải làm sao?1
Kinh nguyệt bất thường thực chất chính là tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Vô kinh

Vô kinh xảy ra khi xuất hiện những bất thường về sự phát triển của bộ phận sinh dục, sự bất thường này có thể là không phát triển một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục. Bộ phận sinh dục không phát triển hoàn thiện dẫn tới không có buồng trứng, không có tử cung thì cũng sẽ không có kinh nguyệt. Sau 16 tuổi mới có kinh thì là có kinh nguyệt muộn, nguyên nhân chính là do dậy thì muộn, buồng trứng chậm phát triển. Cơ thể thiếu dinh dưỡng, gầy yếu hoặc mắc nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Các trường hợp sau 18 tuổi mới có kinh được gọi là vô kinh nguyên phát. Vô kinh thứ phát là tình trạng kinh nguyệt đột nhiên không xuất hiện từ 3 đến 6 tháng.

Thống kinh

Thống kinh gây ra những triệu chứng như đau quặn thắt ở vùng bụng dưới trong ngày hành kinh, đau lưng, tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động,... Các triệu chứng này cũng có thể xảy ra trước, trong và thậm chí là sau hành kinh vài ngày.

Niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp được ghi nhận bị thống kinh do cơ thể thiếu các vi chất, đặc biệt là canxi gây ra.

Rong kinh, rong huyết

Nếu quá trình hành kinh kéo dài lâu hơn 1 tuần, lượng máu ra nhiều và máu kinh không đông lại được gọi là rong kinh. Hiện tượng rong kinh có thể kèm theo một số triệu chứng gây khó chịu như đau bụng dưới, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi,... Ngoài ra, các chị em cũng có thể bị sốt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục,... nguy hiểm nhất là có nguy cơ bị vô sinh.

Kinh nguyệt bất thường thì phải làm sao?2
Kinh nguyệt bất thường gây ra rất nhiều các biểu hiện bát thường khác nhau trong kỳ hành kinh

Một số các biểu hiện khác

Rối loạn kinh nguyệt còn gây ra rất nhiều các biểu hiện khác như:

  • Bế kinh: Máu kinh vẫn xuất hiện hàng tháng nhưng không được đẩy hết ra ngoài (do màng trinh không có lỗ thủng, âm đạo có vách ngăn hoặc không có âm đạo).
  • Thiếu máu nhược sắc: Bị mất nhiều máu, mất sắt trong chu kỳ hành kinh bình thường.
  • Cường kinh và thiếu kinh: Cường kinh là hiện tượng máu kinh ra nhiều và kéo dài nhiều ngày và ngược lại, thiếu kinh là khi lượng máu kinh ra ít với thời gian ngắn (dưới 2 ngày).
  • Kinh nguyệt thưa: Vòng kinh dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng, trái ngược với tình trạng này là tình trạng kinh mau, vòng kinh chỉ từ 21 ngày trở xuống.

Dù là biểu hiện gì thì tất cả đều có chung một đặc điểm là gây ra những triệu chứng khó chịu và là lời cảnh báo về sức khỏe cho chị em. Các biểu hiện bất thường này có thể là do một số các bệnh lý nguy hiểm như tử cung nhi tính, suy sớm buồng trứng, ung thư buồng trứng, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, sau sinh,... gây ra.

Kinh nguyệt bất thường phải làm sao?

Trước hết, việc quan trọng nhất đó chính là các chị em phải thực hiện thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc điều trị kinh nguyệt bất thường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả khám bệnh. Sau đó, thường thì các bác sĩ sẽ khuyến khích các chị em tự điều chỉnh lại chu kỳ kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt rồi mới áp dụng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa nếu cần thiết.

  • Thay đổi lối sống: Có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất, hạn chế tiêu thụ các chất kích thích, đường, caffeine trước kỳ kinh giúp tránh các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, giảm các cơn đau bụng, điều trị chứng mất kinh.
  • Điều trị ngoại khoa: Thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh lý gây ra rối loạn kinh nguyệt cụ thể.
Kinh nguyệt bất thường thì phải làm sao?3
Các chị em cần có một lối sống lành mạnh, khoa học để phòng tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt bất thường không quá nguy hiểm với sức khỏe của các chị em phụ nữ nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh con. Rụng trứng ít sẽ khiến cho tỷ lệ mang thai giảm, do đó, nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, các chị em nên tới bệnh viện kiểm tra sớm. Các chị em hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng kinh nguyệt bất thường, rối loạn kinh nguyệt. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin