Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lách là cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng vai trò trong hệ miễn dịch như tạo lympho bào và các phản ứng miễn dịch. Không những thế lách còn tham gia vào quá trình lọc máu và tiêu hủy hồng cầu già. Việc to lên bất thường của lách hầu như là thứ phát sau một căn bệnh khác. Vậy lách to độ 1 có nguy hiểm không?
Thông thường bệnh nhân tình cờ phát hiện lách to nhờ đi khám các bệnh lý khác. Do không có triệu chứng điển hình nên việc nhận định mắc lách to cần xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân. Vậy có mấy cấp độ to của lách? Lách to độ 1 có nguy hiểm không?
Lá lách là một cơ quan nằm dưới lồng xương sườn phía bên trái. Kích thước lá lách ở mỗi người là khác nhau, thường dài 7 - 14cm, nặng xấp xỉ 200g, nhỏ bằng bàn tay và màu đỏ thẫm. Cơ quan này bao gồm hai phần chính là lớp vỏ bọc bên ngoài và thân, bên trong của thân chứa tủy đỏ.
Lách vừa đóng vai trò của hệ thống miễn dịch vừa là bộ phận của hệ huyết học. Tủy đỏ ở lách chịu trách nhiệm lọc máu, tiêu hủy các hồng cầu già. Trong khi đó tủy trắng tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, virus...Lách còn là cơ quan tạo và nuôi dưỡng lympho bào và các tế bào máu. Thông qua động mạch lách, máu đi vào sẽ được chia thành nhiều nhánh, đi qua các động mạch, mao mạch đổ về tĩnh mạch lách rồi đi nuôi cơ thể.
Do có nhiệm vụ quan trọng như vậy, lách có rất nhiều chức năng trong cơ thể:
Lách to là tình trạng lách phì đại tăng sinh vượt quá kích thước bình thường, thứ phát sau các rối loạn khác như nhiễm trùng gan hoặc một số bệnh ung thư. Tình trạng bất thường của lách có thể khiến nó nặng tới 2kg và có thể hơn. Một số nguyên nhân có thể gặp như:
Lách có thể to theo hai chiều, thẳng đứng từ trên xuống hố chậu hoặc nằm ngang theo chiều bụng. Theo y học, lách to có thể chia làm 4 cấp độ từ nhỏ đến lớn như sau:
Khi được chẩn đoán lách to, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị trực tiếp nhằm thu nhỏ kích thước của lách về trạng thái bình thường.
Do có nhiều chức năng quan trọng đã nói trên, khi lách phì đại sẽ làm các quá trình trên trở nên rối loạn bất thường. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lượng hồng cầu trong máu cũng như các tế bào máu khác.
Một vài biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân có lách to có thể kể đến như:
Tuy nhiên, lách to độ 1 có thể điều trị được mà không cần cắt bỏ lá lách. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Chủ yếu hướng điều trị tập trung vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh gốc. Nếu bệnh nhân chỉ bị lách to mà không kèm theo triệu chứng khác sẽ được bác sĩ theo dõi sức khỏe trong một thời gian. Lúc này bệnh nhân cần tới khám định kỳ sau 6 - 12 tháng hoặc sớm hơn nếu có dấu hiệu bất thường.
Nếu lách to gây ra nhiều biến chứng và không thể điều trị nguyên nhân, bác sĩ chuyên môn sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Trong một vài trường hợp, đây là phương pháp tối ưu giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Tuy cắt lách không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm tăng khả năng nhiễm trùng cao hơn bình thường.
Đi kèm với các tiến trình điều trị nhằm thu nhỏ lách thì việc thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng giúp lách trở lại bình thường.
Cần tiêm chủng đầy đủ các vắc xin cần thiết cho cơ thể trước và sau khi cắt lách. Một số vắc xin có thể được tiêm như vắc xin phòng phế cầu, não mô cầu, HIb để bảo vệ cơ thể trước các bệnh viêm phổi, viêm màng não mô cầu, nhiễm trùng máu, xương khớp...
Việc sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật cũng nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng của bệnh nhân. Khi có những triệu chứng sốt thì cần kịp thời tới các cơ sở y tế để điều trị.
Lách to thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân không giống nhau gây ra như nhiễm trùng, bệnh gan, bệnh về máu...Vì vậy điều trị chủ yếu sẽ đi giải quyết nguyên nhân gốc gây bệnh. Bạn cần kịp thời đến thăm khám để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị thích hợp. Hy vọng bài viết “Lách to độ 1 có nguy hiểm không?” sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.