Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Làm má lúm bị mưng mủ: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 22/09/2024
Kích thước chữ

Việc sở hữu má lúm đồng tiền có thể làm cho gương mặt bạn trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Tuy nhiên, không ít người đã tìm đến phương pháp thẩm mỹ để tạo má lúm và một số trường hợp không may lại gặp phải tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân và cách khắc phục khi làm má lúm bị mưng mủ.

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều trường hợp làm má lúm đồng tiền bị nhiễm trùng, mưng mủ, gây hoại tử cho vùng cơ má. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra cách xử lý hiệu quả khi làm má lúm bị mưng mủ.

Nguyên nhân làm má lúm bị mưng mủ

Thẩm mỹ tạo má lúm đồng tiền thực chất chỉ là một tiểu phẫu đơn giản, không cần can thiệp dao kéo. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng làm má lúm bị mưng mủ hoặc nhiễm trùng nếu gặp phải những nguyên nhân sau đây:

Vệ sinh vết thương không đúng cách

Khác với các phương pháp thẩm mỹ khác, vết thương từ kỹ thuật tạo má lúm nằm trong khoang miệng. Do đó, bạn cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để giữ vết thương sạch sẽ.

Làm má lúm bị mưng mủ: Nguyên nhân và cách xử lý 1
Vệ sinh vết thương không đúng cách làm má lúm bị mưng mủ

Sử dụng nguyên liệu thẩm mỹ kém chất lượng

Chỉ thẩm mỹ được dùng trong phương pháp tạo má lúm thường là loại tự tiêu. Nếu sử dụng phải chỉ kém chất lượng, có thể không tiêu hết, để lại cặn bên trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng và thậm chí có thể nhô lên gây mất thẩm mỹ.

Các thói quen xấu

Nhiều người có thói quen chạm tay vào vùng má hoặc liếm vết thương trong khoang miệng. Việc này có thể tạo ra vết thương hở, nếu không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến sưng đỏ, tích mủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thẩm mỹ.

Quy trình thực hiện không đạt chuẩn

Mọi phương pháp thẩm mỹ đều cần tuân thủ quy trình đạt chuẩn y khoa, với môi trường và dụng cụ được vô trùng để tránh nhiễm khuẩn. Nếu cơ sở vật chất không đạt yêu cầu của Bộ Y tế, nguy cơ làm má lúm bị mưng mủ và các biến chứng nguy hiểm khác như áp xe, hoại tử sẽ rất cao.

Làm má lúm bị mưng mủ: Nguyên nhân và cách xử lý 2
Cơ sở vật chất không đạt yêu cầu của Bộ Y tế làm má lúm bị mưng mủ

Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Mặc dù tạo má lúm đồng tiền là một tiểu phẫu nhỏ, nhưng bác sĩ thực hiện cần có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dạn. Điều này giúp họ xác định đúng vị trí và độ sâu phù hợp với từng gương mặt, đồng thời thực hiện kỹ thuật khâu chỉ an toàn và không gây đau đớn.

Làm gì khi má lúm bị mưng mủ?

Có nhiều trường hợp sau khi thẩm mỹ tạo má lúm đồng tiền gặp phải tình trạng thiếu tự nhiên, sưng tấy hoặc mưng mủ. Tâm lý lo lắng khiến nhiều chị em có những cách xử lý sai lầm, dẫn đến tình trạng mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn, khó khắc phục và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này.

Theo các bác sĩ, thời gian hồi phục vết thương sau tiểu phẫu tạo má lúm thường từ 5 đến 7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đối với những người có cơ địa đặc biệt, quá trình này có thể kéo dài đến 10 ngày. Trong thời gian này, các chị em cần chăm sóc và vệ sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Làm má lúm bị mưng mủ: Nguyên nhân và cách xử lý 3
Làm gì khi má lúm bị mưng mủ?

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường làm má lúm bị mưng mủ, sưng tấy hay chảy máu, hãy thực hiện các bước sau:

  • Đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng cụ thể của má lúm.
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng thuốc hay mẹo chữa tại nhà để tránh tình trạng xấu đi.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng má lúm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý và luôn giữ vết thương khô ráo.
  • Chườm lạnh để giảm sưng tấy, chỉ khi tình trạng mưng mủ đã khô và vết thương đã đóng miệng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
  • Chọn thực phẩm mềm như cháo, súp, nước ép để giảm áp lực lên vùng miệng.
  • Tuyệt đối không sử dụng bia rượu hoặc chất kích thích cho đến khi má lúm hồi phục hoàn toàn.

Khi nào nên sửa lại má lúm bị mưng mủ?

Sau khi thực hiện thẩm mỹ tạo má lúm đồng tiền mà không đạt được kết quả như mong muốn, khách hàng không thể sửa ngay lập tức. Các mô cơ đã được đính kết bằng chỉ cần thời gian để ổn định và lành sẹo.

Việc tạo má lúm mới tương đối dễ dàng, nhưng sửa lại má lúm đồng tiền bị hỏng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn. Khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn địa chỉ thực hiện mới hoặc sửa lại má lúm. Bạn không nên phẫu thuật quá nhiều lần, để tránh tình trạng hỏng nặng, gây ra mô sẹo lõm và biến dạng vùng má khó khắc phục.

Thông thường, để sửa chữa tình trạng mưng mủ, khách hàng cần điều trị dứt điểm tình trạng áp xe và chờ da hồi phục. Thời gian dự kiến để tạo hình lại má lúm khoảng 5 - 6 tháng sau phẫu thuật trước đó.

Việc làm má lúm đồng tiền có thể mang lại vẻ đẹp thu hút cho gương mặt, nhưng nếu gặp phải tình trạng mưng mủ, cần phải xử lý kịp thời và đúng cách. Để tránh các biến chứng không mong muốn, việc chọn lựa địa chỉ thẩm mỹ uy tín và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc là vô cùng quan trọng. Nếu bạn gặp phải tình trạng làm má lúm bị mưng mủ, hãy tìm đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và điều trị. Chăm sóc bản thân và lựa chọn phương pháp an toàn sẽ giúp bạn duy trì kết quả thẩm mỹ bền vững.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin