Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao?

Ngày 07/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tập luyện thể thao là một phương pháp để duy trì và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên nếu tập quá sức hoặc không đúng kỹ thuật, tư thế sẽ dẫn đến nguy cơ chấn thương thể thao, ảnh hưởng đến quá trình tham gia luyện tập, vận động và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay, nhờ việc áp dụng các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán, sơ cứu và điều trị nên đa số các chấn thương thường gặp khi chơi thể thao đều có thể tự phục hồi hoàn toàn.

Các chấn thương thể thao thường gặp

Để phòng ngừa và xử lý tốt nhất các vết thương kịp thời, khi chơi bóng đá, bạn cần lưu ý một số chấn thương có thể gặp phải trong quá trình tập luyện như:

  • Bong gân: Đây là tình trạng dây chằng ở khớp bị giãn hoặc bị rách do vận động hoặc va chạm quá mức. Dấu hiệu nhận biết là bị sưng viêm, bầm tím tại vị trí chấn thương như mắt cá chân, đầu gối, cổ chân,... Tùy vào tình trạng bong gân nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp các khác nhau. 
  • Trật khớp: Thường xảy ra khi bị té ngã, va chạm mạnh. Các khớp bị tổn thương và lệch ra khỏi vị trí ban đầu, kèm theo tình trạng đau dữ dội, sưng to, các khớp khó vận động. 
  • Giãn dây chằng khớp gối: Là tổn thương mà các cầu thủ thường gặp phải khi vận động mạnh, vặn gối thường xuyên, thay đổi hướng đột ngột. Lúc này sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, khớp sưng to và có nguy cơ bị lỏng khớp gối, hư tổn phần sụn chêm và sụn quanh khớp. 
  • Nứt hay rạn xương: Là tình trạng xương xuất hiện một vết nứt gây đau đớn. Nguyên nhân là do các khớp xương chịu áp lực lớn từ cường độ luyện tập nặng nhọc. Vị trí tổn thương thường ở xương chày, xương bàn chân do bị yếu đi trong quá trình tập luyện. 
  • Đau thắt lưng cột sống: Do lực xoay người quá mạnh khi di chuyển khiến các đốt sống lưng bị sai lệch, khiến tăng áp lực lên đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị đau lưng mãn tính, nặng hơn sẽ bị tê dần xuống mông và chân. Chấn thương cột sống sẽ gây cản trở khó khăn cho các cầu thủ khi vận động.  
  • Chấn thương cơ đùi sau: Nguyên nhân gây ra thường do lực căng quá mạnh của nhóm cơ gân kheo. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị sẽ khiến các múi cơ bị đứt, dẫn đến chấn thương, gây ra các cơn đau khó chịu, giảm khả năng vận động. 

Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao? 1

Bong gân là chấn thương thường gặp khi chơi thể thao

Cách xử lý tại nhà khi gặp chấn thương

Đối với những chấn thương nhẹ, việc đầu tiên cần làm là phải sơ cứu đúng cách để chấn thương bớt nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp bị bong gân, trật khớp bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu cho bệnh nhân:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi để chấn thương đỡ đau và phục hồi nhanh hơn. 
  • Chườm lạnh (Ice): Áp lạnh lên vùng chấn thương bằng túi chườm lạnh trong vòng 24 giờ hoặc xịt lạnh để giảm đau sưng. Mỗi lần chườm lạnh khoảng 20-30 phút và cách nhau 3-4 giờ, thực hiện liên tục khoảng 2-3 ngày sau chấn thương. Bạn có thể sử dụng xịt lạnh Frigofast Spray để làm lạnh, giảm đau tức thì cho các chấn thương khi chơi thể thao. Xịt lạnh sẽ có hiệu quả trong các chấn thương như bong gân, căng cơ, chấn thương do va chạm, giãn dây chằng,... giúp cơ thể có thể hoạt động lại bình thường sau 3-5 lần xịt. Sản phẩm không chứa chất độc hại nên cực kỳ an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 
  • Băng bó (Compression): Cố định khớp, dây chằng bị lệch, không nên băng quá chặt, nên nới lỏng để mạch máu được lưu thông tốt hơn.
  • Nâng cao (Elevation): Kê gối dưới vị trí vết thương cao hơn so với cơ thể để giảm sưng viêm và nhanh hồi phục hơn. 

Đối với trường hợp bị bong gân nặng, vị trí khớp bị thương lỏng lẻo hoặc không cử động được, có hiện tượng sốt,... thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời. 

Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao? 2

Xịt lạnh Frogofast Spray làm lạnh, giảm đau tức thì

Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao?

Một cách hiệu quả để hạn chế gặp chấn thương khi tham gia thể thao là khởi động, làm ấm và giãn cơ đúng cách. Nếu cơ không được làm nóng sẽ dễ bị kéo căng quá mức và gây ra rách cơ. Một số việc bạn cần làm để hạn chế các chấn thương khi tham gia thể thao: 

  • Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi luyện tập và nhiệt độ cơ thể từ từ để giảm nguy cơ bị chấn thương. 
  • Sử dụng thiết bị, dụng cụ và đồ tập phù hợp cho môn thể thao bạn tham gia, không nên chọn đồ quá rộng hoặc quá chật. 
  • Việc luyện tập sẽ làm cho cơ bắp chắc khỏe nhưng cũng khiến cơ co cứng và ngắn lại. Thực hiện kéo giãn cơ thường xuyên sẽ giúp cơ xương linh hoạt, dẻo dai và giảm nguy cơ bị chấn thương. 
  • Luyện tập đúng kỹ thuật. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm một người huấn luyện viên để được hướng dẫn cụ thể. 
  • Không nên vận động quá mức: Khi mệt mỏi hay thiếu nước sẽ làm suy giảm khả năng tập trung, dễ gây té ngã, phản ứng kém khi chơi thể thao. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau luyện tập. 
  • Các phương pháp phòng ngừa có thể sẽ không đảm bảo 100%, do đó bạn cần nhận biết các chấn thương thường gặp khi chơi thể thao để kịp thời sơ cứu và điều trị. Nếu thấy vết thương có tình trạng sưng, đau, yếu cơ, màu sắc vùng da bị thay đổi thì bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao? 3

Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi luyện tập

Chấn thương khi chơi thể thao là một điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng chấn thương, bạn cần phải biết những cách sơ cứu đơn giản nhất để vết thương tránh nghiêm trọng hơn. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm được những cách xử lý các chấn thương khi chơi thể thao. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm