Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phải làm gì khi bị bong gân giãn dây chằng?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Bong gân hay giãn dây chằng là chấn thương thường gặp trong cuộc sống. Vì vậy việc sơ cứu và điều trị giãn dây chằng là điều hết sức cần thiết ai cũng nên biết để đảm bảo chấn thương không chuyển biến nặng và có thể hồi phục nhanh chóng.

Tùy những mức độ khác nhau mà những người bị bong gân giãn dây chằng có thể tự phục hồi nhờ việc tự điều trị mà không cần sự can thiệp của các bác sĩ. Tuy nhiên trong những trường hợp nặng người bệnh vẫn cần được đưa tới các cơ sở y tế. Việc sơ cứu và điều trị giãn dây chằng là điều hết sức cần thiết ai cũng nên biết để đảm bảo chấn thương không chuyển biến nặng và có thể hồi phục nhanh chóng. Chình vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách sơ cứu cơ bản khi bị bong gân hay giãn dây chằng thông qua bài viết này.

Bong gân giãn dây chằng là gì?

Bong gân hay còn được gọi là giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng bị kéo căng quá mức do các tác động từ các yếu tố bên ngoài, thường là do các khớp bị di chuyển lệch ra ngoài phạm vi bình thường. Tình trạng bong gân hay giãn dây chằng thường được gặp phải ở các khớp như khớp gối, khớp vai hay ở mắt cá chân.

Phải làm gì khi bị bong gân giãn dây chằng? 1 Dây chằng là bộ phận liên kết xương - xương và xương - cơ

Nhiều người thường bị nhầm lẫn tình trạng bong gân, giãn dây chằng với tình trạng căng cơ. Sự khác biệt cơ bản của hai chấn thương này đó là là ở vị trí của dây chằng. Khi bị giãn dây chằng thì dây chằng bị tổn thương sẽ nằm ở vị trí nối giữa hai xương. Còn khi bị căng cơ thì dây chằng bị tổn thương nằm ở vị trí gắn cơ với xương. Trong một số trường hợp các triệu chứng bong gân giãn dây chằng sẽ giống như căng cơ. Vì vậy để có thể xác định chính xác nhất chấn thương của mình các bạn nên tìm các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Các mức độ bong gân giãn dây chằng

Tùy theo mức độ tổn thương mà tình trạng này được chia thành 3 mức độ khác nhau. Đó là bong gân độ 1, bong gân độ 2 và bong gân độ 3.

  • Bong gân độ 1 là bong gân ở mức độ nhẹ nhất. Ở tình trạng này dây chằng bị giãn nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Khi này dây chằng ít bị tổn thương, đau nhức có thể bị sưng nhưng không đáng kể và chảy máu trong ít.
  • Bong gân độ 2 là bong gân ở mức độ trung bình. Ở mức độ này dây chằng có thể bị rách một phần, chảy máu trong ở mức trung bình đau và sưng đau hơn so với độ 1. Người bệnh vẫn có thể cử động nhẹ hoặc không thể cử động được ở bộ phận bị giãn dây chằng.
  • Bong gân độ 3 là độ bong gân nặng nhất. Khi này dây chằng đã có vết rách lớn hoặc đứt hoàn toàn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội, chảy máu bên trong nhiều và có thể bị sưng tấy. Người bệnh sẽ không thể cử động và trong một số trường hợp sẽ có cảm giác trật khớp hoàn toàn.

Xem thêm: Bong gân cổ chân

Phải làm gì khi bị bong gân giãn dây chằng? 2 Bong gân giãn dây chằng là chấn thương khá phổ biến

Những dấu hiệu

Có nhiều dấu hiệu khác nhau để có thể xác định được tình trạng này. Tuy nhiên có thể kể đến một số dấu hiệu cơ bản mà các bạn có thể áp dụng để xác định mình có bị giãn dây chằng hay không:

  • Cảm thấy đau ở vùng bị chấn thương.
  • Tại thời điểm bị thương người bệnh có thể nghe được tiếng “bốp” hoặc cảm thấy bị trật khớp bên trong.
  • Tại vị trí bị thương có thể bị bầm tím do máu tụ và vết thương có thể bị sưng, viêm.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy khó cử động hoặc mất hoàn toàn khả năng cử động ở những khớp bị tổn thương.

Cách sơ cứu

Giãn dây chằng hay bong gân có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do các tác động bên ngoài, do chơi thể thao quá sức hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Vì vậy, các bạn cần nắm chắc cách sơ cứu khi bị bong gân giãn dây chằng để đảm bảo bảo vết thương ít bị ảnh hưởng nhất.

Phải làm gì khi bị bong gân giãn dây chằng? 3 Giãn dây chằng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt

Khi bị bong gân, các bạn nên tuyệt đối tuân thủ chuẩn phương pháp RICE:

  • Rest: Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều và không nên cố gắng cử động bộ phận bị thương trong vòng tối thiểu 48 giờ và có thể kéo dài tới 72 giờ để giảm đau và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Ice: Người bệnh có thể chườm đá lạnh hoặc sử dụng đá để ngâm vị trí bị thương 20 phút một lần để làm hạn chế lượng máu chảy. Điều này cũng giúp giảm sưng tấy, phù nề ở vết thương.
  • Compression: Người bệnh có thể sử dụng băng gạc, dây thun hoặc vải sạch để băng lên vùng bị giãn dây chằng để vết thương được cố định, không bị xô lệch. Đồng thời giúp giảm đau cũng như hạn chế tình trạng chảy máu trong.
  • Elevation: Sau khi bị bong gân và đã sơ cứu người bệnh nên gác vùng bị thương lên vị trí cao hơn tim để làm giảm máu tích tụ, hạn chế nguy cơ bị sưng phù và bầm tím.

Nếu như các bạn không có các biểu hiện như bị sốt, ớn lạnh hay cơn đau không bị tăng dần thì có thể giữ nguyên trạng thái này vết thương sẽ dần hồi phục. Còn trong trường hợp các bạn cảm thấy cơ thể bị sốt và vết thương ngày càng đau thì hãy nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

Thu Hòa

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Giãn dây chằng