Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng và vô cùng lớn đều với sự phát triển của các bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh thường khó ngủ hay quấy khóc nhiều sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các vấn đề này nhé!
Ngủ là một trong bản năng tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên hiện nay tình trạng trẻ thường xuyên thức khuya không chịu ngủ khiến các phụ huynh lo lắng cho sức khoẻ của chúng. Vậy tại sao các bé sơ sinh thường thức khuya? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ vấn đề này và đưa ra giải pháp thích hợp.
Vào mỗi ngày, trẻ sơ sinh phải ngủ trung bình khoảng từ 18 đến 20 giờ. Có thể nói trẻ gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy và tỉnh giấc khi quá đói bụng và thèm sữa. Bởi vì do hệ tiêu hoá của trẻ chưa thật sự phát triển hoàn toàn, thể tích dạ dày quá nhỏ khiến trẻ rất nhanh đói. Vì vậy mà thường cách khoảng 2-3 giờ trẻ sẽ thức giấc và được cho uống sữa.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh do chưa có thể phân biệt được chính xác ngày và đêm nên các bé sẽ có thể ngủ rất nhiều vào ban ngày và thường thức khuya vào ban đêm. Gần như khi đến 3 tháng tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ suốt các đêm mà không quấy khóc mẹ.
Một giấc ngủ ngon rất quan trọng cho sự phát triển trí não của cơ thể bé. Sự phát triển mạnh mẽ nhất của các tế bào não thường diễn ra vào những tháng đầu của bé, nhất là khi bé đang ngủ. Tuy nhiên, không thật sự trẻ sơ sinh nào cũng ngủ ngon tới sáng. Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ thường thức khuya là một trong những lo lắng của bố mẹ hiện nay. Vì nó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sau này của bé.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thường thức khuya do không chịu ngủ của bé.
Một số chuyên gia cho rằng giấc ngủ được chia thành hai giai đoạn là Rapid Eye Movement (REM) và Non Rapid Eye Movement (Non - REM). Đối với người trưởng thành thì giai đoạn Non-REM được ước tính chiếm khoảng 75% tổng thời gian ngủ, còn 25% còn lại là giai đoạn REM. Nhưng đối với trẻ sơ sinh thì cả hai giai đoạn đều bằng nhau. Khi giấc ngủ ở giai đoạn REM thì các cơ quan hô hấp sẽ dần tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và gây ra rối loạn nhịp tim.
Đối với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này có thời gian gần như là bằng nhau. Vào lúc này, bạn chỉ cần cử động nhẹ nhàng thì trẻ cũng thức giấc. Nếu so với người lớn thì giai đoạn REM chiếm phần lớn thời gian ngủ của trẻ nhiều hơn. Chính vì thế, mà trẻ sơ sinh thường hay bị tỉnh giấc, thức khuya không ngủ được.
Trẻ có thể bị còi xương do thiếu các chất như: magie, kẽm, sắt,... Bên cạnh đó, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi sẽ khiến trẻ không ngủ sâu giấc, ngủ nhiều vào ban ngày. Vì thế mà trẻ hay tỉnh giấc và thức khuya vào ban đêm.
Do mới sinh nên sức đề kháng của trẻ còn hơi yếu, không thể chống lại các vi khuẩn. Do đó mà trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có thể mắc một số bệnh lý sau: Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản,... khi mắc các bệnh này trẻ có một số biểu hiện khò khè hay khó thở và thở bằng miệng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến trẻ dần thức đêm không chịu ngủ.
Tình trạng thừa cân, béo phì rất dễ gặp ở những trẻ em hiện nay. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến đường thở bị phì đại lên gây khó khăn cho trẻ khi thở. Vì vậy, trẻ khó đi vào giấc ngủ dẫn đến thường xuyên thức đêm không chịu ngủ.
Sau đây là một vài biện pháp có thể giúp bạn phần nào tránh bé thức khuya do ngủ không ngon, không thẳng giấc.
Nếu các bé thức quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó đi vào các giấc ngủ. Vì thế bạn nên để ý và nhận thấy các dấu hiệu buồn ngủ của bé như: ngáp, mắt lim dim,... Khi thấy những dấu hiệu này bạn nên đặt bé vào nôi, giường và ru cho trẻ ngủ.
Các mẹ không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Khi trẻ còn thức, bạn nên kết hợp với các trò chơi vui vẻ với bé nhiều hơn. Lúc cho bé bú, các mẹ cũng nên nói chuyện và đồng thời hát cho bé nghe. Vào ban đêm, bạn nên cho bé bú đủ no trước khi đi ngủ, để bé ngủ được sâu hơn. Đồng thời cần một không gian yên tĩnh và ánh sáng phù hợp để bé ngủ dễ dàng hơn.
Khi bé dần buồn ngủ, bạn có thể bế bé và đồng thời hát ru và cho bé nghe nhạc. Đến gần khoảng một lúc bé hơi thiu thiu chìm vào giấc ngủ thì bạn đặt bé nhè nhẹ xuống giường. Bạn sẽ tạo một thói quen xấu cho bé khi để bé ngủ trên tay mình luôn rồi mới đặt lên giường, võng,... Bởi vì nếu không được bồng bế hoặc đưa bé ngủ thì bé sẽ quấy khóc dẫn đến thức khuya. Vì thế bạn nên tập cho trẻ sơ sinh một thói quen dần tự ngủ sẽ rất giúp khắc phục được hạn chế bé thức khuya do ngủ không được.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vấn đề “Tại sao bé hay thức khuya do không ngủ được?” và cũng đã đưa ra cho bạn một số thông tin về các cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng nó đem lại cho bạn thông tin bổ ích và cần thiết.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.